Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Công đoàn Việt Nam Có cũng như không! :Cán bộ công đoàn ăn lương chủ không khác gì “vừa đá bóng vừa thổi còi”


Revolution fist.jpg

Chúng tôi chỉ cần cơm ăn áo mặc, cần được đối xữ tử tế không bị ngược đãi, đánh đập của giới chủ như hiện nay. Chúng tôi muốn được quyền nói lên chính kiến của chúng tôi, những người công nhân lao động. Chúng tôi cần người đại diện chính thức bảo vệ quyền lợi của chúng tôi, đó là Công Đoàn Độc Lập!.
Chúng tôi đã thấy rõ bộ mặt của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay, và tổ chức  "công đoàn" quốc doanh tay sai của các ông rồi. Chế độ nầy là kẻ thù của giai cấp công nhân, nông dân và toàn thể người Việt Nam nói chung. Nhà nước nầy không vì lợi ích của người dân, mà ngược lại là kể bóc lột và cai trị thậm tệ nhất hơn cả thời kì thực dân đô hộ.


Hỡi anh em Công Nhân! Nhiệm vụ của những người Công Nhân chúng ta bây giờ là vượt qua sự kìm kẹp và đàn áp của chính quyền, đập tan gông xiềng để tự giải phóng cho chính mình. Giai cấp Công nhân sẽ được giải phóng, dân tộc Việt Nam sẽ được giải phóng khỏi ách độc tài, đó là niềm tin tất thắng của tất cả chúng ta.

 
                 

Đến nay, tình hình tranh chấp lao động giữa công nhân và giới chủ tại một số công ty có vốn nước ngoài vừa qua đã có phần lắng dịu. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn tiềm ẩn sự mâu thuẫn giữa giới chủ và công nhân. Nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân chính là vì doanh nghiệp quá hà khắc giờ công, đặt lợi nhuận lên trên quyền lợi chính đáng của người lao động. Nhưng cũng có ý đặt vấn đề: vì sao công đoàn lại “chậm chân” trước những bức xúc của người lao động?

Công đoàn: Có cũng như không?

“Hầu hết cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS) là do người lao động kiêm nhiệm, nên họ không dám đấu tranh vì sợ mất việc. Do đó, vai trò của CĐCS còn mờ nhạt, chưa đủ năng lực để vận động chủ doanh nghiệp và người lao động thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, chưa mạnh dạn bảo vệ việc đúng khi có tranh chấp lao động xảy ra” – Hội đồng trọng tài lao động TPHCM nhận xét.

“Nói như thế không sai, nhưng có ai biết rằng cán bộ CĐCS hiện nay đều ăn lương của doanh nghiệp. Do vậy, người nào có cá tính, thường đấu tranh vì quyền lợi của công nhân thì ngay lập tức bị chủ doanh nghiệp “để ý”, tuy không đuổi việc nhưng chuyển công tác làm cho họ chán rồi nghỉ”- chị Nguyễn Thùy Nga, người đã có 10 năm làm CĐ ở doanh nghiệp nhà nước và 5 năm làm CĐ tại một doanh nghiệp ngoài quốc doanh tâm sự.

Bà Cù Thị Hậu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thẳng thắn nhìn nhận: Hiện nay, cán bộ CĐCS đều ăn lương của chủ nên họ không thể nào đứng ra bảo vệ người lao động. Có trường hợp họ chỉ mới “nhúc nhích” đưa đơn đòi quyền lợi cho công nhân thì đã bị sa thải. Do vậy, nói năng lực cán bộ CĐCS yếu kém cũng chưa hoàn toàn chính xác, mà chính là do cơ chế nên người ta không dám đứng ra bảo vệ công nhân.

Nhiều ý kiến cho rằng CĐCS đã “vắng bóng” vì hơn 1.000 cuộc đình trên cả nước từ năm 1995 đến nay đều tự phát, không đúng trình tự thủ tục, không do CĐ khởi xướng. Điều này hoàn toàn đúng nhưng “nói cán bộ CĐ không biết “manh nha” đình công trước là không chính xác” – một cán bộ CĐ bày tỏ. Đa số cán bộ CĐ ở các doanh nghiệp có xảy ra đình công vừa qua tại TPHCM cho biết, họ đã thông báo với doanh nghiệp, đã tiếp xúc giải thích cho người lao động. Nhưng doanh nghiệp lại hay “quên” nên bức xúc của công nhân ngày càng tích tụ.

“Có áp bức, thì tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh” – một công nhân Công ty Giày Da Huê Phong (quận Gò Vấp, TPHCM) bức xúc nói. Công ty Huê Phong, Liên Phương là 2 trong rất nhiều doanh nghiệp trừ tiền người lao động không hợp lý. Thang bảng lương thì không rõ ràng, thậm chí nhiều nơi còn được liệt vào tài liệu “tối mật” chỉ chủ mới có quyền biết! Nhà nước quy định có 7 bậc lương, công ty “sáng tạo” lên đến 38 bậc, nhiều công nhân nói đây là “mánh” để trừ tiền người lao động.

Trước tình trạng này, công đoàn công ty có ý kiến không? Nhiều công nhân không trả lời thẳng: “Tụi em ít “chơi” với cán bộ CĐ lắm. Họ cũng như tụi em, làm công, ăn lương của ông chủ, cái chức cán bộ CĐ có cũng như không, “ăn cơm chúa thì phải múa… theo chủ thôi”!”. Trong khi đó, theo Sở LĐ-TBXH TP, các quy định về trình tự tiến hành đình công còn quá phức tạp và chưa đồng bộ, người lao động khó có thể tuân thủ để tổ chức đình công hợp pháp.

Từ kinh nghiệm giải quyết các cuộc đình công ở TPHCM trước Tết Nguyên đán, ông Lâm Văn Tiếp, Phó trưởng Ban quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp TP nói: “Khởi xướng hơn 20 cuộc đình công vừa qua là các nhóm công nhân đồng hương với nhau chứ không phải CĐ, mặc dù ở các doanh nghiệp đó có tổ chức CĐ. Thế nên, cần có cơ chế “mềm” hơn để một nhóm công nhân có thể tổ chức đình công nhưng phải xin phép trước 3-4 ngày. Và cũng cần có cơ chế để Chủ tịch UBND TP tuyên bố chấm dứt đình công”.

Đình công: Chẳng có gì to tát?!

Có thể kể đến vụ đình công đòi tăng lương và đòi cải thiện một số chế độ khác vào đầu tháng 1 vừa qua tại một công ty chuyên sản xuất dụng cụ gia dụng bằng thép của Hàn Quốc ở KCX Linh Trung 1 (quận Thủ Đức). Ngay sau khi tình hình lắng dịu, một vị cán bộ công đoàn một công ty lại hồn nhiên khẳng định: “Đâu phải là đình công, một số công nhân sau khi ngưng làm việc đã nói với tôi là họ muốn nghỉ một lát cho đỡ mệt!”.

Cán bộ CĐ của một công ty Hồng Công sản xuất giày thể thao tại KCX Linh Trung 2 cũng khẳng định, việc hơn 8.000 công nhân công ty đình công chỉ là “phản ứng dây chuyền” đòi tăng lương theo các công ty khác, chứ “không có gì to tát cả!”.

Tuy nhiên, theo CĐ Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đình công tại công ty trên là ngoài việc đòi tăng lương, người lao động còn yêu cầu doanh nghiệp cải thiện chất lượng bữa ăn, xóa bỏ việc phân biệt bữa ăn giữa cấp quản lý và công nhân. Lại có doanh nghiệp như Công ty Giày Gia Định (doanh nghiệp mới xảy ra đình công gần đây), Chủ tịch CĐ cũng là một thành viên trong Ban giám đốc!
 
Người lao động cũng không trông chờ gì nhiều ở công đoàn. Theo chị Thu Hồng - hơn 7 năm làm việc ở Công ty Huê Phong thì: “Dù đã làm việc ở đây hơn 7 năm nhưng tôi không hề biết BCH CĐ công ty là những ai. Họp hành CĐ có bao giờ chúng tôi được đi dự, may ra chỉ có lãnh đạo đi thôi!”. Còn Chị Hoàng Thị N. nói: “Biết đình công như vậy là chưa đúng luật nhưng nếu không đình công thì ai sẽ bênh vực chúng tôi đây?”.

“Giảm nhiệt” đình công tự phát: Sửa luật

Đề cập giải pháp để hạn chế đình công tự phát, ông Huỳnh Văn Lương, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết: Quy định hiện hành và cả dự thảo sửa đổi bổ sung đang lấy ý kiến về các điều khoản đình công đều không sát thực tiễn, không giải quyết được các bức xúc đang đặt ra. Đình công nhiều là do cơ chế giải quyết không hiệu quả, thiếu tính khả thi.

Cụ thể theo ông, luật quy định, khi tranh chấp lao động xảy ra, người sử dụng lao động được quyền ra quyết định thành lập hội đồng hòa giải cơ sở, như thế không khác gì “vừa đá bóng vừa thổi còi”, vậy làm sao đưa CĐ vào để bảo vệ người lao động! Do vậy, rất cần thiết quy định cụ thể về thẩm quyền can thiệp của cơ quan nhà nước vào hội đồng này.

Sát sườn hơn, ông Mai Đức Chính, Trưởng ban Kinh tế-chính sách, Tổng Liên đoàn Lao động VN đề nghị: phải lập Hội đồng hòa giải trung gian có đại diện của giới chủ, công đoàn và cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

Ở góc độ là cơ quan quản lý lao động, bà Nguyễn Thị Dân, cán bộ Sở LĐ-TBXH TPHCM đề nghị: Cần xác định rõ ràng hơn vai trò nhiệm vụ các cơ quan trong việc giải quyết bước đầu các cuộc đình công tự phát. Bởi vì, lâu nay, khi xảy ra đình công tự phát, các cơ quan quản lý lao động địa phương, công đoàn đều phối hợp giải quyết bước đầu. Tuy nhiên, việc can thiệp có tính chất thủ tục như thế này chỉ mang tính khuyến nghị, không có giá trị pháp lý.

“Để giảm nhiệt các cuộc đình công tự phát và tạo điều kiện cho CĐ thực sự đóng vai trò chủ chốt khởi xướng đình công đòi quyền lợi chính đáng cho người lao động, cái gốc của vấn đề là phải sửa luật cho phù hợp với thực tế như cần làm rõ khái niệm đình công, chủ thể khởi xướng đình công, thành viên hội đồng hòa giải cơ sở… Ngoại ra, cần mở cơ chế để cán bộ CĐCS ăn lương của tổ chức CĐ, chứ không phải kiêm nhiệm, làm công ăn lương của doanh nghiệp”


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét