Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Giới chủ quịt lương: Hơn 320 công nhân ngừng việc đòi quyền lợi

Revolution fist.jpg
Hỡi anh em Công Nhân! Nhiệm vụ của những người Công Nhân chúng ta bây giờ là vượt qua sự kìm kẹp và đàn áp của chính quyền, đập tan gông xiềng để tự giải phóng cho chính mình. Giai cấp Công nhân sẽ được giải phóng, dân tộc Việt Nam sẽ được giải phóng khỏi ách độc tài, đó là niềm tin tất thắng của tất cả chúng ta.

Ngày 31.8, hơn 320 công nhân Công ty TNHH thực phẩm Sakura-trụ sở tại Khu công nghiệp Bình Tân, đường Phước Long,TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đồng loạt ngừng việc để yêu cầu giới chủ chi trả các khoản nợ lương, BHXH... và cam kết đảm bảo  quyền lợi chính đáng của người lao động.

                           Hơn 320 công nhân ngừng việc đòi quyền lợi

                  Công nhân Công ty TNHH TP Sakura tập trung trước cửa nhà máy đòi quyền lợi.

Công ty TNHH thực phẩm Sakura (100% vốn đầu tư của DN người Nhật Bản), chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thủy sản đông lạnh xuất khẩu. Theo phản ánh của những người lao động đã có thâm niên công tác tại DN này trên 10 năm, chưa bao giờ giới chủ thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về tiền lương, BHXH, BHYT, chế độ thai sản, nghỉ phép, ăn ca...

Năm 2009 và đầu năm 2012, công nhân Công ty TNHH thực phẩm Sakura cũng đã 2 lần đình công đòi quyền lợi. Sau khi đại diện tổ chức CĐ và các ngành chức năng tại địa phương can thiệp, lãnh đạo công ty cam kết sẽ đáp ứng yêu sách của NLĐ, tuy nhiên tình trạng nợ đọng lương, BHXH vẫn kéo dài, rất nhiều công nhân không được thanh toán chế độ ốm đau, thai sản...

Đến thời điểm này, công ty mới chi trả 70% lương tháng 7.2012, riêng các khoản nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... đã lên đến gần 4 tỉ đồng; trong khi đó hàng tháng công nhân vẫn bị trừ lương để đóng BHXH.


Là người trực tiếp tham gia giải quyết lãn công, ông Nguyễn Thanh Hải - Trưởng phòng pháp chế, Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa- cho biết: "Công ty TNHH thực phẩm Sakura nợ 30% lương hẳng tháng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chưa cấp thẻ bảo hiểm y tế và chưa chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ là vi phạm pháp luật. Trước mắt, đại diện công ty cam kết sẽ chi trả khoản nợ 30% tiền lương cho NLĐ trước khi nghỉ lễ Quốc khánh 2.9. Do tình hình kinh doanh khó khăn, công ty chưa thể khắc phục tình trạng nợ BHXH, nhưng sẽ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho NLĐ theo hồ sơ thực tế".

B.C - Văn Giang

Cứ mãi bị bốc lột thì phải đinh công thôi, vấn đề là : Làm Sao Đình Công Có Hiệu Quả?
Diễn Đàn Công Nhân chia xẻ với bạn một số kinh nghiệm về cách tổ chức đình công.                             
               
Đã đi làm, có ai muốn đình công đâu. Để đừng có đình công, lẽ ra công đoàn phải bênh quyền lợi của công nhân, nhưng họ chỉ bảo vệ quyền lợi của chủ, vì họ là công đoàn của nhà nước không phải của chúng ta.

Vậy, nếu không thể chịu đựng thêm nữa, thì chúng ta chỉ còn cách đình công. Thường thì trước khi đình công, công nhân bị bóc lột thậm tệ, bị bắt tăng ca, không đảm bảo lương bổng và an toàn lao động, nhưng sau đình công thì cải thiện ít nhiều.

Trong bài này, DĐCN chia xẻ với bạn một số kinh nghiệm về cách tổ chức đình công.


Bước 1: Thăm dò ý kiến công nhân. Dĩ nhiên, bạn không nên làm một cách ồn ào. Với bạn hữu, bạn hỏi thẳng, với người chưa quen thì hỏi khéo léo, thí dụ lắng nghe họ nói về vụ đình công ở công ty khác.

Sau khi thăm dò, nếu bạn nghĩ một số người sẽ cùng bạn tổ chức đình công, và nhiều người sẽ tham gia đình công, thì bạn mới tiến tới.

Bước 2: Chọn ngày đình công. Nên chọn ngày dễ cho công nhân (thí dụ, sau ngày phát lương) để công nhân cầm cự được lâu, và khó cho công ty (thí dụ, trước ngày giao hàng) để công ty không thể chờ lâu được.


Bước 3: Quyết định đòi gì cụ thể, và viết xuống. Thí dụ, “Chúng ta đình công để đòi công ty: 1-Trả các tháng lương còn nợ 2-Tăng lương ..%”.

Viết xong, hãy đọc lại và bàn với nhau: Nếu công ty chỉ nhân nhượng điều này nhưng bỏ điều nọ, thì tập thể công nhân có sẽ chấp nhận không?

Chỉ nên đòi những gì đa phần công nhân đều nhất định muốn. Nếu đòi quá nhiều điều, khi công ty nhượng bộ một phần thì công nhân sẽ bị chia rẽ, có người muốn tiếp tục đình công, có người không.
Tờ giấy nói trên, sau khi đánh máy lại, cũng dùng để phổ biến trong tập thể công nhân. Các bạn viết “Mọi người chúng ta sẽ đình công” thay vì “Chúng tôi kêu gọi mọi người tham gia đình công”, vì sau cuộc thăm dò trên đây thì những gì các bạn viết đã phản ảnh ý muốn của tập thể công nhân rồi.

Bước 4: Phổ biến. Cách tốt nhất để phổ biến là truyền miệng, nhất là nếu nhiều công nhân sống gần nhau. Nhưng truyền miệng có thể sẽ không đủ nếu công nhân quá đông. Các bạn cũng có thể truyền tay tờ giấy nói trên và, nếu điều kiện cho phép, để tờ này ở vài điạ điểm. Nếu các bạn biết số điện thoại của một số công nhân thì hãy mua sim để gởi tin nhắn, thí dụ “Tat ca chung ta se dinh cong bat dau tu ngay mai de doi tang luong 15%”.

Bước 5: Khi cuộc đình công bắt đầu rồi, thường thì lúc này các viên chức công đoàn cùng phái đoàn nhà nước đến để vừa vuốt ve vừa hù doạ nhằm dập tắt đình công. Có thể công ty sẽ nói muốn tìm những người đại diện cho công nhân, ngoài mặt nói là để đàm phán, nhưng cũng là để đuổi việc. Nếu những điều các bạn viết đã phản ảnh đúng nguyện vọng của tập thể, thì tự nhiên nhiều công nhân sẽ lên tiếng nói lên những điều đó.

 Bước 6: Làm cách nào để tiếp tục hoặc chấm dứt đình công? Khi cuộc đình công đang tiếp diễn, các bạn nên nói chuyện với nhiều công nhân để quyết định ngày mai nên chấm dứt đình công hay chưa, bằng cách cân nhắc giữa một bên là: Công nhân có hài lòng với những gì công ty đưa ra không?, bên kia là: Công nhân còn cầm cự được bao lâu nữa (còn công ty thì sao)?

Sau đó, các bạn phổ biến quyết định này bằng cách truyền miệng, nhất là với những công nhân có uy tín. Và cũng có thể dùng sim gởi tin nhắn như trên. Nếu rải tờ rơi thì tránh những chỗ trước đây đã rải, vì có thể công ty cùng nhà nước đang dòm ngó.

Bước 7: Sau khi cuộc đình công chấm dứt, bạn làm gì? Lúc này, các bạn không nên yên lặng mà cần phải nêu nổi bật những lợi ích đã đạt được, cũng bằng cách truyền miệng, dùng tin nhắn, và nếu cần thì rải tờ rơi.

Mục đích của các bạn lúc này là nuôi dưỡng tinh thần đồng đội trong nhóm công nhân tổ chức đình công, cũng như tinh thần đoàn kết của mọi công nhân. Làm vậy thì các bạn dọn đường để sau này đòi thêm những gì lần này chưa được.

1 nhận xét:


  1. Một bài viết hay và đầy ý nghĩa. Chỉ có công nhân được tổ chức qua các công đoàn độc lập mới bảo vệ được quyền lợi của công nhân.
    Chế độ hiện tại, trơ trẽn ghi trong Hiến Pháp rằng công nhân là lực lượng tiên phong, nhưng thực sự là chỉ dùng công nhân để lót đường cho họ xây dựng một giai cấp mới, giai cấp của những nhà tư bản đỏ, bóc lột dã man hơn nhiều so với tư bản xanh của các nước theo chế độ dân chủ, vì tư bản xanh còn bị kiểm soát và kềm chế bởi dân chủ mỗi người một lá phiếu không phân biệt giàu nghèo, bởi pháp trị để không thể làm tư bản hoang dã với các sản phẩm độc hại, bởi báo chí tự do để muốn chiếm giữ thị trường thì phải có tinh thần trách nhiệm.

    04:59 Ngày 02 tháng 9 năm 2012
    Vũ Đinh Hiếu nói...
    Tôi là một người làm thuê trên tàu du lịc ở Hạ Long hàng chục năm nay, thu nhập hay nói đúng hơn là được chủ thí cho hơn hai triệu đồng/tháng (trong khi chủ tầu thu nhập không dưới một tỷ/tháng). Tôi hầu như không có ngày nghỉ. Không có chế độ ưu đãi, bảo hiểm, thưởng gì cả. Không hề có công đoàn để bảo vệ hay bênh vực chúng tôi. Nhà nước hoàn toàn thả nổi các doanh nghiệp tư nhân bóc lột người lao động. Ở các cơ sở Nhà Nước hay một số có sở tư nhân công đoàn chỉ có mỗi một việc là thăm hỏi đám cưới, đám ma và tổ chức học tập nghị quyết của Đảng lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi mạnh mẽ đòi hỏi phải có công đoàn độc lập để bảo vệ người lao động. Dân lao động chúng tôi là người chứ không phải súc vật.

    11:07 Ngày 02 tháng 9 năm 2012
    Cu Em nói...
    Những tổ chức như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Công Đoàn), Mặt trận Tổ quốc VN, Đoàn Thanh niên CS HCM, Đội Thiếu niên Tiền Phong HCM đều là công cụ tay sai của Đảng CSVN nhằm kiểm soát hoạt động của các tầng lớp nhân dân. Những người đứng đầu của những tổ chức này đều là đảng viên Đảng CSVN (tuyệt đối là như vậy).
    Công đoàn, cụ thể là những người đứng đầu công đoàn cơ sở ở các công ty, nhà máy, xí nghiệp v.v... phải chịu sự chỉ đạo của bí thư đảng ủy cơ sở đó, bí thư đảng ủy cơ sở lại phải chịu sự chỉ đạo của đảng ủy cấp trên, cứ như vậy, theo chiều dọc từ dưới lên trên. Do vậy Công đoàn cơ sở không thể có tiếng nói độc lập bênh vực quyền lợi của người lao động, làm ngơ cho giới chủ bóc lột sức lao động của công nhân.
    Đảng CSVN với mục tiêu tăng trưởng kinh tế "vượt bậc" đã hy sinh giá trị sức lao động của công nhân VN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài bằng giá nhân công rẻ mạt (thấp nhất trong khu vực). Câu chuyện tăng trưởng đó đi kèm với túi tiền của quan chức Đảng các cấp ngày càng căng phồng bên cạnh sự héo hắt suy dinh dưỡng của hàng chục triệu công nhân VN.
    Đảng CSVN đã phản bội lại giai cấp Công-Nông đã từng sát cánh cùng Đảng qua các thời kỳ chiến đấu chống ngoại xâm. Chiến lược bưng bít thông tin của Đảng đang ngày đêm dìm tầng lớp công nhân VN trong bóng tối kiệt quệ mà tổ chức trực tiếp của Đảng thi hành chiến lược này chính là Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam. Mọi phản đối từ công nhân, như thường lệ, sẽ bị chính quyền chụp cho cái mũ "thế lực thù địch" để đàn áp, bắt bớ.
    Đảng CSVN đã phản bội giai cấp Công nhân và Nông dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa