Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

GIỚI TƯ BẲN ĐỎ ĐÃ VÀO ĐƯỢC THIÊN ĐÀNG... ÍT NHẤT, TẠI SÂN GÔN : Phận “chân dài” làm nghề... phu gậy

Revolution fist.jpg
Trong bối cảnh xã hội mà những quyền cơ bản của con người bị hạn chế và ngăn cản thì đó là miếng mồi ngon cho những kẻ kinh doanh mồ hôi xương máu của con người. Bản thân người lao động không có thói quen đòi quyền lợi trước một nhà nước độc tài hà khắc, thì nay họ càng ngơ ngác trước các chủ tư bản gian manh. Nhà nước độc tài, giới chủ bóc lột và công đoàn nhà nước cùng hướng tới một mục tiêu: Đó là kìm kẹp và bóc lột sức lao động của người Công nhân để thu được lợi nhuận tối đa.

Hỡi anh em Công Nhân! Nhiệm vụ của những người Công Nhân chúng ta bây giờ là vượt qua sự kìm kẹp và đàn áp của chính quyền, đập tan gông xiềng để tự giải phóng cho chính mình. Giai cấp Công nhân sẽ được giải phóng, dân tộc Việt Nam sẽ được giải phóng khỏi ách độc tài, đó là niềm tin tất thắng của tất cả chúng ta.


 Caddy (nhân viên kéo bao gậy cho khách chơi golf trên sân) được coi là nghề mới nổi trong vài năm trở lại đây khi các sân golf được ồ ạt mở. Golf được xếp vào thú chơi của các bậc "đại gia" luôn đi liền với cụm từ caddy. Trong chốn "cỏ xanh"-sân golf này phân định rất rõ hai thế giới: chủ - tớ. Cuộc sống của những cô gái làm phục vụ tại những nơi giải trí sang trọng và thời thượng này nhọc nhằn, gian truân, nhiều nụ cười nhưng cũng đầy nước mắt.

Chốn "cỏ xanh" chỉ tuyển... chân dài


Tại các sân golf, hầu hết những người đảm nhận công việc "phu xe" là phụ nữ. Nếu như golfer (khách chơi golf) phải tập luyện vài tháng mới cầm gậy ổn thì caddy cũng mất cả tháng học việc. Với caddy, đường vào sân golf hành nghề và lập nghiệp đầy nhọc nhằn, cũng dài và xa như những đường golf trên sân cỏ. Câu chuyện bắt đầu từ lời kể của một cô gái từng làm caddy tại Sân golf Đầm Vạc (Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Theo lời kể, tiêu chí đầu tiên để ứng tuyển vào làm việc tại các sân golf là bạn phải sở hữu một đôi... chân dài cùng với sức khỏe để có thể đi bộ trên 20 cây số sau mỗi ca làm. Một số sân golf khác, các caddy tương lai còn phải vượt qua vòng sơ tuyển về tiếng Anh, đó cũng là một khó khăn lớn đối với các caddy dự tuyển bởi phần lớn họ là con em nhà nông "nắng mưa không sợ, quen lao động chân tay rồi nhưng để nói được một vài từ tiếng Anh là cả một quá trình" - một caddy tâm sự.
    
                       

Song vì các sân golf, đặc biệt là những sân golf vừa đưa vào sử dụng thì do thiếu người nên vòng tuyển giao tiếp bằng tiếng Anh được người quản lý "linh động" cho các ứng viên rất nhiều. Song đó chỉ là bước đầu trên "đấu trường" để các ứng viên trở thành các caddy thực thụ. Một chiêu cũng là "kinh nghiệm" truyền lại của các caddy chuyên nghiệp là những ứng viên ngay từ những vòng tuyển đầu tiên phải bộc lộ được bản lĩnh "trơ" không khoan nhượng trước mọi tình huống giả định của người quản lý sân golf đặt ra.

Ngoài ra còn phải tự tin bộc lộ ngay vẻ sexy qua phong cách ăn mặc, trang điểm để nhanh chóng lọt vào "mắt xanh" của người quản lý sân. Theo một quản lý tại sân golf Đầm Vạc thì vòng sơ tuyển đầu tiên gồm các khâu: đi lại vài vòng, đăng ký tờ khai và giới thiệu về bản thân, quê quán... nhưng cũng khiến quá nửa ứng viên "rụng" do quá thấp hoặc kém sắc!

Những ứng viên may mắn lọt qua tất cả các vòng sơ tuyển sẽ được ký hợp đồng thử việc tại sân golf và đây mới chính là quãng thời gian các "chân dài tôi luyện" đôi chân của mình trên thảm cỏ xanh. Bài học đầu tiên của các caddy là dạo bộ khắp sân golf (thường là rộng vài hécta) để... nhổ cỏ. Người quản lý phát dụng cụ để đi nhổ cỏ sân golf, đồng thời giải thích để những caddy mới phân biệt được cỏ nhân tạo để giữ lại, nhổ đi cỏ tự nhiên. Công việc này tưởng đơn giản, song để được coi là hoàn thành nhiệm vụ cũng vắt kiệt sức của caddy trong ca làm việc đầu tiên. Bù lại, nó rèn bản lĩnh kiên trì, sự dẻo dai của đôi chân và con mắt tinh tường.

Theo câu chuyện của caddy Phương tại sân golf Đồng Mô thì: "Suốt những ngày đầu, buổi sáng chúng tôi học lý thuyết, chiều được ra sân để học địa hình sân. Công việc của caddy không chỉ là mang túi gậy đi theo các đại gia chơi golf như nhiều người vẫn tưởng. Caddy mới vào nghề phải học thuộc địa hình sân, đoán hướng gió, nhìn hướng bóng để chỉ cho khách và học đủ thứ luật rắc rối. Với nhiều khách không biết đánh golf, caddy đương nhiên trở thành người hướng dẫn cho khách.

Để gây áp lực phải "thuộc bài" cho caddy, tuần nào các quản lý cũng tổ chức kiểm tra bất chợt. Sân golf có khách là người nước ngoài đến chơi golf đông thì caddy bắt buộc phải nhanh chóng thuộc những câu tiếng Anh thông dụng theo kiểu học bồi. Thời điểm trước mỗi buổi kiểm tra là căng thẳng nhất với các caddy mới: người cầm vở, người nhắm mắt đọc thuộc các từ: one, two, three, what’s your name... vì sợ không qua bài kiểm tra sẽ bị loại. Tiếp đến, trong thời gian ngắn, các caddy phải thuộc địa hình sân như "lòng bàn tay" để khi các quản lý viên hỏi về vị trí lỗ golf phải trả lời đúng ngay lập tức nếu không muốn xách va li...về nhà!

                                   
                                                                       "Chu du" trên xe điện.

Hai thái cực chủ - tớ

Đã chọn caddy là nghề thì sự phân định chủ - tớ là rất rạch ròi. Và đã là phận "phu gậy" thì dù có là "chân dài" mấy đi nữa thì quy tắc này vẫn bất di bất dịch. Các caddy phải quen sống với những mệnh lệnh và phục tùng tuyệt đối, không tham vấn, bình luận. Trong cái nắng hè oi ả, những bóng caddy vẫn lầm lũi bước theo sau chân khách đến chơi golf. Những caddy phải tuân thủ quy tắc vị trí đứng của mình: Caddy phải đứng trước mặt các golf thủ khi họ đánh bóng, không đứng sau lưng.

Khi khách đánh, caddy phải vừa nhìn theo bóng vừa bước lại phía khách để nhận gậy và tranh thủ lau gậy! Đừng để khách chờ, họ sẽ bực mình. Với những ứng viên tập sự thì "ăn mắng" là chuyện thường như "cơm bữa". Họ phải nuốt những ánh mắt lườm tóe lửa hay câu mắng "khó nghe" nếu lỡ đưa nhầm gậy hoặc không tìm được bóng. Có những khách đến chơi golf lại rất "tín" vào mệnh và phong thủy. Caddy Phương kể: "Có lần một khách VIP vì cũng mới biết chơi golf nên đánh mãi không vào được lỗ.

Ông liền hỏi tuổi của tôi, lẩm nhẩm một lúc, ông phán "tuổi cô và tôi khắc lắm, thảo nào đánh mãi không vào" và yêu cầu đổi người kéo gậy. Đành chịu, khách hàng là thượng đế mà!". Mỗi khi biết "thượng đế" là khách Việt đánh độ, các caddy thường tự lên dây cót tinh thần cho nhau: Thôi cố "chịu đấm ăn xôi", mấy ông Việt đánh độ thường "bo" sộp lắm, dù thua độ cũng có khi vẫn "bo" chút đỉnh. Nhưng cuộc chơi nào chẳng có kẻ thắng người thua. Đánh bể, cay cú, "thượng đế" lại trút cả vào caddy, có khi còn "xù" bo.

                             
                                                    Bữa ăn nhanh của caddy.

Thường khi hết vòng sân, khách vào nhà hàng, còn caddy kéo xe sang trạm chờ sân kế tiếp đợi sẵn, tranh thủ lấy mì cốc chế nước sôi ăn ngay tại chỗ. "Vậy mới có sức mà kéo anh ạ! Lỡ khách không đi 18 lỗ mà nổi hứng đi hết bốn vòng 36 lỗ, không ăn thì sức đâu mà theo" - caddy Phương nói. Tôi nhẩm tính: bình thường một vòng golf 18 lỗ là hơn chục cây số, đi khoảng 4-5 tiếng, chậm thì 6 tiếng, 36 lỗ thì mất nguyên ngày. Nhìn bao gậy nặng trịch phía sau caddy, tôi không khỏi ái ngại.

Ở các sân golf, sau hai tháng học việc, nếu kiểm tra được đánh giá tốt, ứng viên mới được phát đồng phục để ra sân "đi chen" và học lái xe buggy (xe điện) chứ chưa được ra sân chính thức. "Đi chen" là được phân đi kéo xe với một nhóm caddy cũ và chỉ nhận lương học việc chứ chưa có tiền vòng (tiền công ty trả cho một vòng golf). Không ít caddy đã rơi rụng dần, không trụ nổi đến ngày được ra sân chính thức.

Gần đây nhất, cũng tại sân golf này, caddy Phạm Thị Tuyết (quê Yên Bái) bị khách chơi golf "tung cước". Chị này kể: Chiều 12/8, chị nhận lệnh phân công phục vụ khách chơi golf là anh Lê, khách của CLB đã gần 3 năm nay. Ðến lần anh Lê đánh lỗ golf thứ 16 (sân 18 lỗ), chị Tuyết quan sát, phát hiện trong vùng khoảng cách 200m có một số người chưa đi ra khỏi vùng an toàn nên nói chưa được đánh.

Ðây là quy định nghiêm ngặt của sân golf vì bóng có thể rơi trúng đầu người khác. Song Lê ( cán bộ làm việc tại Văn Phòng Quốc Hội )vẫn cố tình phát bóng và cú đánh bị hỏng. Ngay sau đó, tên Lê nổi xung, lao tới đạp thẳng vào đùi chị Tuyết khiến chị bị ngã xuống vệ hồ nước gần đó, ngất tại chỗ. Sau đó, chị Tuyết được đồng nghiệp đưa đi cấp cứu. Theo BV đa khoa Phúc Yên, chị Tuyết bị chấn thương phần mềm đùi phải, tức ngực, không thể tự đi lại và phải nằm viện điều trị thêm vài ngày.

Phóng sự của: Tuệ Minh - Vũ Thủy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét