Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
Nhà nưóc cộng sản đã xây dựng thành công chủ nghĩa vô sản cho công nhân Việt Nam : Đau đáu những giấc mơ
Chúng ta không thể để cho kẻ độc tài đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình nhưng lại tự xưng là vinh quang, vĩ đại. Chúng ta không thể để kẻ độc tài cướp đi mọi giá trị về tinh thần và vật chất của người dân nhưng lại bắt họ phải ca ngợi chúng. Chúng ta không chấp nhận một nhà nước là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân nhưng lại tự xưng là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ một chế độ nhà nước lừa đảo và cướp bóc là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam, là sự nghiệp của tất cả chúng ta.
Phòng trọ chật hẹp và bữa ăn kham khổ của CN
Lương không đủ sống, giá cả leo thang khiến nhiều công nhân (CN) gặp khó khăn. Để có thể trang trải cuộc sống hàng ngày và chắt bóp ít tiền gửi về quê cho gia đình, nhiều CN phải gian nan kiếm đủ việc làm thêm.
Đủ mọi nỗi khổ
Chị Nguyễn Thị Muốt, ngụ KP.3, P.Tân Chánh Hiệp, quận 12 - TP.HCM, (CN Công ty Suất ăn công nghiệp Thiên Phát) sau một ngày tất bật với công việc ở công ty, tăng ca phải tranh thủ nhận việc về nhà làm thêm. Đôi tay thoăn thoắt kết từng hạt cườm lên áo, mắt không rời đường kim, mũi chỉ, chị tâm sự: “Vì cuộc sống khó khăn quá nên tôi phải làm gấp đôi, gấp ba để kiếm tiền, vừa lo cơm áo trong gia đình, chuyện ăn học cho con cái, rồi trả nợ 10 triệu đồng vay gần 10 năm nay. Trước đây cả vợ chồng đều đi làm nhưng do mắt kém, chồng tôi nghỉ việc ở nhà, thu nhập hàng tháng chỉ trông vào lương ở công ty và việc làm thêm của tôi”. 5 giờ sáng, chị Muốt đã thức dậy lo cho con gái đi học. 6 giờ, chị chạy xe đến chỗ làm cách nhà hơn 2km. Lau trên 500 chiếc khay, muỗng, nĩa và chia 140 suất ăn công nghiệp cho học sinh xong, đến 10 giờ 30 phút, chị theo xe tải của công ty đưa cơm đến một trường tiểu học cách đó 4km. Ngồi bên hành lang đợi các em ăn, chị tranh thủ lùa miếng cơm để 30 phút nữa trở vào dọn dẹp. Kết thúc công việc thứ nhất vào khoảng 12 giờ 30 phút, chị Muốt lại chạy xe đến một gia đình cách công ty vài trăm mét để giúp việc. Quét dọn, lau nhà, rửa chén, giặt ủi quần áo, đến 14 giờ 30 phút, chị mới xong việc. Không nghỉ ngơi, chị lại phóng xe đến một cơ sở suất ăn công nghiệp gần nhà để tiếp tục công việc thứ 3: Rửa chén. Chị cùng 3 người nữa đội nắng rửa 1.400 chiếc khay, muỗng, nĩa đến 17 giờ 30 phút. Ăn vội bữa cơm, chị quày quả về nhà để bắt đầu công việc thứ 4: Kết cườm.
Em gái chị Muốt, chị Nguyễn Thị Kim Hoa, cũng phải làm hai việc mới tạm trang trải cuộc sống. Công việc chính của chị Hoa là làm CN tại Công ty Dệt lưới Sài Gòn, việc phụ là kết cườm mỗi tối. Thu nhập của chị hơn 3 triệu đồng/tháng, cộng thêm lương của chồng 2 triệu đồng/tháng cũng chẳng thấm vào đâu.
Những căn phòng trọ chỉ 9-12m2, chen chúc 4-5 người, một góc dành làm bếp và nhà vệ sinh. Đồ đạc trong phòng phải chất đống hoặc treo lơ lửng trên tường. Đó là hình ảnh phần lớn những phòng trọ tự phát tại khu vực gần Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần, tỉnh Bình Dương; phường Tân Chánh Hiệp (quận 12), Bà Điểm (Hóc Môn), KCN Vĩnh Lộc (Bình Chánh), KCN Tân Bình (Bình Tân)... cho CN thuê ở mà chúng tôi chứng kiến. Chị Bùi Thị Yến - làm việc tại KCN Sóng Thần, tỉnh Bình Dương cùng bốn người bạn trọ tại dãy nhà lụp xụp, mái tôn đã han gỉ nằm sâu trong hẻm 545/17/13 gần cầu vượt Bình Phước, mệt mỏi cho biết: “Phòng trọ có diện tích 12m2 đang thuê này có giá 1,2 triệu đồng/tháng. Lương CN may cộng tiền thưởng chuyên cần, làm thêm giờ tổng cộng khoảng 3 triệu đồng/tháng. Nếu tính tiền phòng trọ và các khoản chi khác, coi như hết gần 70% tiền lương”. Vì vậy, theo Yến để tiết kiệm được chút tiền gửi về quê thì phải thuê phòng trọ rẻ tiền. Nguyễn Thị Út (quê Bến Tre) - làm việc tại Công ty Palasce Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận, ở tại dãy phòng trọ gần rạch Bần Đôn, quận 7 than: “Để không thiếu trước, hụt sau và tiết kiệm tiền đi học may, chúng tôi đành phải thuê loại phòng trọ rẻ tiền, giá chỉ 900 ngàn đồng/tháng, chưa tính tiền điện, nước. Tiền nào của nấy, bốn đứa ở một căn phòng rộng 9m2, khi ngủ chỉ cần một đứa trở mình là cả phòng tỉnh dậy hết”. Theo Út, công ty cũng có nhà lưu trú cho CN nhưng thủ tục đăng ký phức tạp lại không được nấu ăn. Ra vào, đi lại phải theo giờ quy định và phải có thẻ rất bất tiện. Trong khi nói chuyện, chúng tôi phải liên tục cau mày do mùi hôi thối từ rác thải, bao nilon, xác chết động vật… ở dưới kênh Bần Đôn bốc lên!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét