Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Vui buồn đám cưới công nhân

Revolution fist.jpg
Giai cấp Công Nhân Việt Nam đang ở trong một giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, đó là chế độ độc tài Cộng sản. Ở đó mọi quyền lợi của con người bị che đậy và giảm thiểu tới mức tối đa, người Công Nhân cũng không là ngoại lệ. Mọi quyền lợi căn bản của người Công nhân đã bị nhà nước Cộng sản cướp mất thông qua hệ thống Công Đoàn nhà nước tay sai. Vì vậy nhiệm vụ của giai cấp Công Nhân Việt Nam hiện nay là đấu tranh với nhà nước Độc tài, đòi quyền được thành lập tổ chức Công Đoàn Độc lập. Đó là một tổ chức thực sự đại diện cho người Công Nhân, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Từ đó mà người Công Nhân sẽ được độc lập - tự chủ mà không bị nhà nước kịp kẹp cũng như giới chủ bóc lột thậm tệ nữa.

Đó là sứ mệnh vinh quang và tất yếu của giai cấp Công Nhân Việt Nam chúng ta!

 Mùa cưới đã về nhưng với những cặp uyên ương công nhân, bên cạnh niềm vui hạnh phúc vẫn còn nhiều lo toan, trăn trở. Kinh tế eo hẹp, bố mẹ hai bên lại ở xa và đa số cũng còn nghèo khó, nên các cô dâu, chú rể công nhân phải tính thật kỹ, để sau ngày vui không phải lo gánh nặng nợ nần.
Cô dâu, chú rể đau đầu

9 giờ 30 sáng chủ nhật, trong phòng chờ của tiệm ảnh viện áo cưới trên phố Sài Đồng, chú rể Quốc Hùng đi lại bồn chồn không yên. Khoác trên người bộ vest đen sang trọng, nhưng cử chỉ lóng ngóng vẫn nói lên dáng dấp chân quê của anh. Thỉnh thoảng Hùng lại ngó vào phòng trong, nơi cô dâu Thanh Loan đang trang điểm. Chỉ còn khoảng một giờ đồng hồ nữa, đám cưới sẽ diễn ra.

                           

Hùng (quê Thanh Hóa) và Loan (quê Nghệ An) cùng làm công nhân trong khu công nghiệp Sài Đồng đã được 5 năm và yêu nhau hơn 3 năm. Gia đình nhiều lần giục giã chuyện cưới xin nhưng Hùng- Loan cứ lần lữa mãi, vì điều kiện công nhân xa nhà nhiều khó khăn. Năm nay, khi Loan đã 27 tuổi, Hùng cũng vào tuổi 30, không thể chần chừ hơn nữa, họ quyết định làm đám cưới. “Người ta tính chuyện trăm năm mà dạt dào hạnh phúc, mình thì cũng  mừng đấy nhưng mà lo toát mồ hôi”, Hùng cho biết.  Mọi việc chuẩn bị cho đám cưới, Hùng và Loan đều phải chủ động. Bắt đầu là việc chọn ngày. Hùng bảo, người ta cưới thì xem ngày đẹp, tuổi hợp; còn công nhân cưới thì phải xem ngày lĩnh lương, hoặc là ngày nghỉ, ngày không phải tăng ca. Và công nhân thường chọn ngày cưới vào chủ nhật, đầu tháng. Giải thích cho lý do này, Hùng cho biết, thông thường, ngày lĩnh lương rơi vào đầu tháng, nên công nhân được mời đi đám cưới khi mới lĩnh lương cũng đỡ đắn đo hơn. Kinh nghiệm từ những người đi trước cho thấy, nếu cưới vào cuối tháng thì bàn tiệc sẽ vắng hoe, tiền phong bì cũng ít hơn... “Ngày nghỉ, hoặc ngày không phải tăng ca, anh em bạn bè mới có thời gian để đi đám cưới, chứ vào ngày tăng ca, công ty chỉ cho một số người đi đại diện thì ế cỗ là cái chắc”, Hùng nói. 


Chọn ngày phải tính, tổ chức tiệc cưới càng phải tính toán hơn. Hùng bảo, tiền nong dư dả thì không nói làm gì, đằng này hai đứa ky cóp cả mấy năm trời mới được chưa đầy hai chục triệu, nên phải hết sức tiết kiệm. Vậy nên, Hùng và Loan phải “khoanh vùng” khách mời chủ yếu là bạn bè đồng hương, đồng nghiệp thân thiết, gia đình hai bên vài người đại diện, gói gọn trong khoảng 10 mâm.  Áo cưới thì chọn loại rẻ, ảnh cũng chỉ chụp ít. “Tiết kiệm mà anh, chỉ cần “không đến nỗi” là được”, Hùng giải thích.

Người dự cưới cũng lo           

Đám cưới của Hùng và Loan phản ánh thực tế đám cưới của đa số CNLĐ. Thu nhập thấp, bố mẹ hai bên lại ở tít xa và đa số cũng nghèo khó không thể hỗ trợ, nên các cô dâu, chú rể công nhân đều phải tính toán thật kỹ, dè sẻn tối đa để sau ngày vui không phải lo gánh nặng nợ nần... Tuy nhiên, đối với đám cưới công nhân, không chỉ có cô dâu chú rể phải đau đầu tính toán, mà những công nhân được mời dự cũng lo ngay ngáy. Luyến, công nhân Công ty Canon, KCN Bắc Thăng Long, tâm sự: “Nhiều khi nhận được thiệp cưới, miệng nói chúc mừng nhưng trong bụng thì lo. Lương thì thấp, đủ thứ tiền phải chi, tháng nào nhận được một, hai thiếp mời thì méo mặt”. Cũng chính vì khó xử nên nhiều công nhân cũng “tính toán”: Với những người bạn thân thiết, bắt buộc phải mượn tiền đi ăn cưới, còn với những người không thân thiết lắm thay vì dự tiệc mất tiền mừng 200.000 đồng (mức tiền mừng cưới phổ biến hiện nay trong công nhân) thì gửi bạn bè mừng giùm.

Đám cưới là chuyện quan trọng cả đời người, do đó mỗi công nhân nên có sự chuẩn bị kỹ. Đừng để đám cưới trở thành gánh nặng cho cô dâu, chú rể lẫn khách mời. Đám cưới nên đơn giản, gọn nhẹ trong khả năng của mỗi cặp vợ chồng. Khách mời cũng nên chọn lọc, vì nếu không thân quen cũng khó xử cho họ và quan trọng hơn là tránh cảnh “đìu hiu”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét