Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

DƯỚI SỰ CẦM QUYỀN CỦA CỘNG SẢN, NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM NHƯ : Những bông hoa thiếu nắng

 Revolution fist.jpg
Chúng ta không thể để cho kẻ độc tài đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình nhưng lại tự xưng là vinh quang, vĩ đại. Chúng ta không thể để kẻ độc tài cướp đi mọi giá trị về tinh thần và vật chất của người dân nhưng lại bắt họ phải ca ngợi chúng. Chúng ta không chấp nhận một nhà nước là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân nhưng lại tự xưng là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ một chế độ nhà nước lừa đảo và cướp bóc là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam, là sự nghiệp của tất cả chúng ta.

 Chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, hình ảnh từng tốp nữ công nhân lặng lẽ bước đi dưới nắng như đối lập với nhóm nữ sinh đạp xe ngược chiều nói cười tíu tít. Tự nhủ, liệu có lúc nào cô thôn nữ thầm tiếc những ngày tháng nói cười vô tư đến thế? Hay một khi đã trở thành công nhân khu công nghiệp, những thiệt thòi về tình cảm cứ quấn lấy trái tim nhỏ bé luôn khao khát yêu thương.                                  
                         

    
Kết thúc ngày làm việc, cách giải trí gần như duy nhất của các nữ công nhân là tán gầu rồi... đi ngủ.

Cơn lốc công nghiệp hóa chẳng mấy chốc đã biến ruộng đồng thành khu công nghiệp, biến những cô thôn nữ thanh tân thành công nhân, mặc áo đồng phục, làm việc theo ca. Bỏ lại khoảng trời bình lặng chốn quê nhà, họ tụ họp nhau lại trong căn nhà trọ, sống một cuộc sống thiếu thốn về vật chất. Nhưng điều đáng để suy nghĩ hơn là tâm hồn phơi phới yêu thương cũng đang bị chai sạn bởi những chuỗi ngày giam mình bên máy móc.

Ngẫu nhiên len vào hồn thôn nữ

Phải công nhận một điều, từ khi các khu công nghiệp mọc lên, bộ mặt của nhiều địa phương được thay đổi rõ rệt, xoá bỏ thế thuần nông, sản xuất manh mún, lạc hậu. Thế nhưng hệ lụy của nó là nông dân mất đất, khiến tỉ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng. Số ít trong những nhóm thanh niên mất đất được đào tạo và trở thành công nhân tại chỗ. Dù thu nhập đều đặn, ổn định hơn, nhưng cái sự sung sướng ấy chẳng thoả nỗi niềm mà bất cứ một người trẻ tuổi nào khao khát.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá diễn ra chóng mặt biến cả nước thành một công trường lớn. Tỉnh nào cũng có dự án cắt đất, dựng khu công nghiệp. Chỉ riêng Hà Nội cũng góp tới 5 khu công nghiệp tập trung (chưa tính những khu nhỏ lẻ và một số khu thuộc Hà Tây cũ). Vậy nên, một lượng lớn thanh niên từ nông thôn và các tỉnh lân cận đổ về làm công nhân khiến không khí các khu công nghiệp như hừng hực sức trẻ. Chẳng mấy ai biết, sức trẻ ấy bị chính chủ nhân của nó, vô tình vắt đến cùng cực, đến hồi nhận ra thì đã “quá lứa nhỡ thì”.

Lần quanh các dãy nhà trọ ở các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, cơ man những “vật dụng, phụ tùng” của chị em treo rợp trên đầu. Trong vai hai nam thanh niên thất nghiệp muốn thuê nhà, xin việc, chúng tôi được Minh Hằng, một nữ công nhân đang nghỉ phép vì mấy hôm trước làm việc tăng ca liên tục nên bị ngất trong giờ cho biết, có thể thuê phòng bên cạnh với giá 700.000 đồng/phòng/tháng, chưa kể tiền điện, nước.
 
Trở thành tâm giao

 Hằng mới ngoài 20 tuổi, quê ở Phú Thọ, từng làm công nhân may ở địa phương, nhưng năm vừa rồi công ty cắt giảm lao động, Hằng bị chấm dứt hợp đồng nên xuống Hà Nội tìm cơ hội mới.
Trong muôn ngàn lý do khiến cuộc sống của nữ công nhân gặp khó khăn phải kể đến các tổ chức như Công đoàn, Đoàn Thanh niên,... tại các doanh nghiệp không phát huy được vai trò của mình. Thậm chí, ngay cả những chính sách tối thiểu mà nữ công nhân được hưởng cũng bị doanh nghiệp cố tình vi phạm như 60 phút cho con bú, 30 phút vệ sinh kinh nguyệt, nghỉ giải lao giữa các ca, nghỉ thai sản...


Căn phòng của Hằng nhỏ, gọn gàng nhưng quá chật chội đối với 5 người, dán lem nhem lên tường những bức ảnh các chàng ca sĩ, diễn viên điển trai mà các cô xem là thần tượng. Hình như ngoài mấy bức ảnh ấy ra, từ khi Hằng ở chung tại đây, chưa bao giờ có bóng đàn ông lai vãng. Đơn giản là cả phòng đi làm về đã kiệt sức, nên vừa đặt lưng lên giường là đã chìm vào giấc ngủ.

Hằng là cô gái dễ gần, không xinh nhưng có nét mặn mà, da trắng và mịn màng của tuổi đôi mươi. Hình như lâu lắm rồi cô bé không giao tiếp một cách cởi mở, hay tại chúng tôi là những người bạn mới?

Trong vòng quay đơn điệu của chuỗi ngày làm việc, những công nhân như Hằng gắn gần hết tuổi trẻ vào bàn máy may và chiếc giường chật chội. Thông thường, Hằng bắt đầu ngày mới vào lúc 6 giờ, tan ca lúc 18 giờ. Nấu nướng, tắm giặt là hết buổi tối, tranh thủ nói cười một lúc là cả phòng lục đục đi ngủ. Hôm nào phải làm tăng ca thì tới 23 giờ mới về tới phòng trọ.

Nói tới bữa ăn công nhân, dù có là nhà báo chuyên viết về lĩnh vực ẩm thực chắc cũng chẳng biết miêu tả thế nào cho thi vị, bởi quanh đi quẩn lại cũng chỉ có đậu phụ, rau luộc và mấy quả trứng. Hôm nào sang lắm, rảnh rang đi chợ thì mua được ít thịt về luộc lên chấm mắm.

Nhưng nỗi khổ ấy chẳng thấm thía gì, nhà chật cũng chỉ ngủ 6 tiếng một đêm, ăn khổ vốn đã quen từ bé, vấn đề nằm ở chỗ lịch làm việc kín bưng khiến các cô thôn nữ thuở nào như những bông hoa thiếu ánh nắng mặt trời. Dung mạo trở nên ủ rũ, thần sắc xám xịt, đôi mắt mệt mỏi và tâm hồn dần khép như một con ốc.

Một buổi chiều lấy cớ hỏi han, cuối cùng chúng tôi cũng thuyết phục được Hằng tin rằng hai kẻ hành khất có diện mạo thư sinh thật sự là những anh nông dân thất nghiệp đang chờ xin việc. Trong suốt thời gian trao đổi với Hằng cho tới tận sau này, mối quan hệ giữa chúng tôi và những nữ công nhân cùng phòng trọ với Hằng càng trở nên gắn bó và thấu hiểu. Bỗng dưng hai thằng đàn ông như mì chính cánh cứ cách nhật lại tìm tới căn phòng nhỏ có 5 người con gái đương thì, khiến các cô lung linh hơn, tươi tắn hơn và đặc biệt, trong ánh mắt của những cô gái bên phòng đối diện nói lên sự thán phục một cách chân thành.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét