Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

TỘI ÁC CỘNG SẢN VỚI TUỔI TRẺ VIỆT NAM : câu chuyện sống thử của công nhân. Kỳ 1

Revolution fist.jpg
"Trong chiến tranh CS luôn tuyên truyền công nhân , nông dân là giai cấp lãnh đạo để kêu gọi hy sinh xương máu nhiều nhất. Còn trong hòa bình thì chúng cướp đất ruộng, đẩy nông dân trôi vạt đến những thành phố lớn bán sức lao động rẻ mạt để kiếm cái ăn.
Ngày nào cộng sản còn cầm quyền, thì ngày đó quyền lợi của người lao động còn bị bốc lột, nông dân còn bị mất đất, và người dân sẽ không có tự do" ( THÀNH ĐÔ)


 Xa quê hương, gia đình, đời sống gặp nhiều khó khăn khiến không ít công nhân chọn việc sống thử, bất chấp những hệ lụy khó lường.

Theo thống kê sơ bộ thì tình trạng sống chung trước hôn nhân (còn gọi là sống thử) trong công nhân đang có xu hướng tăng lên tới mức báo động. Cũng từ đây nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười đã xảy ra...

“Xóm sống thử”…

Trước những lời đề nghị “dễ thương”, những phân tích “thiệt hơn” về kinh tế, nhiều công nhân xa nhà không thể chối từ việc “góp gạo thổi cơm chung”. Có thể trước đây, sống thử là chuyện ghê gớm lắm, những người trong cuộc đều sợ bị người khác chê cười, dè bỉu nên giấu rất kỹ. Còn hiện nay, chuyện này được công khai và mọi người dường như cũng nhìn với cặp mắt bình thường, đó là suy nghĩ chung của không ít công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay.
Con đường Huỳnh Tấn Phát ở quận 7, TP HCM là nơi tập trung nhiều công nhân của khu chế xuất Tân Thuận sinh sống. Từ lúc trời còn chạng vạng, các khu trọ như được đánh thức bởi sự ồn ào của công nhân tan ca trở về. Trung bình mỗi xóm trọ ở đây có khoảng 10 đến 20 phòng chủ yếu là phục vụ cho công nhân thuê “dài hạn”.

                          
                                              Công nhân sống thử cũng lắm nỗi lo.

Trong những khu nhà trọ này nam nữ đều ở chung với nhau. Chị Đặng T.H, công nhân Cty Copal tâm sự: “Đi làm công nhân được 6 năm, đây là năm thứ hai mình và người yêu sống chung với nhau. Trước đây mình thuê trọ ở quận 4, sau đó người yêu tính chuyện về sống cùng để dễ chăm sóc nhau khi đau ốm nên mới dọn về đây ở”.

Câu chuyện tình cảm của những cặp đôi khu trọ rôm rả hơn khi tất cả công nhân về đầy đủ. Anh Bùi V.K, công nhân làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận bộc bạch: “Nói thật, mình và người yêu đến với nhau được hơn một năm nay. Cũng tính chuyện đi đến hôn nhân, nhưng phải có tiền thì mới tổ chức được. Nếu ở mỗi người một nơi thì rất tốn kém, mà nói đúng ra con trai chẳng mấy ai biết giữ tiền. Trước đây mình cũng vậy, làm đồng nào xào đồng đó, vì vậy mới đi đến quyết định sống chung…”.

Càng tìm hiểu về những xóm trọ như vậy mới thấy rằng cái “nhu cầu” sống thử hiện nay của công nhân đang rất cao. Trên một con đường có rất nhiều xóm trọ xung quanh quy tụ các cặp đôi công nhân góp gạo thổi cơm chung. Bà Hai, chủ một xóm trọ trong hẻm 324, đường Huỳnh Tấn Phát cho biết cả con hẻm này có tất cả 10 nhà kinh doanh phòng trọ với gần 100 phòng thì 90% là công nhân sống thử, vì vậy mà con hẻm này còn được gọi là “xóm sống thử”. Có nhiều lý do được đưa ra như tiết kiệm chi phí, hai bên có điều kiện chăm sóc nhau đến cả lời đe dọa không về sống chung thì chia tay… nên càng ngày càng có nhiều cặp công nhân về sống chung với nhau như vợ chồng mà không cần cưới xin hay hôn thú…

Giống như ở khu vực đường Huỳnh Tấn Phát con đường Tây Thạnh, khu phố 3, quận Tân Bình, TPHCM cũng được xem là địa chỉ quen thuộc của những người công nhân đến thuê trọ. Ở đây có những xóm trọ đưa ra quy định bất thành văn rằng chỉ cho cặp vợ chồng hoặc những cặp đôi sống thử thuê, còn ai ở độc thân thì phải đi tìm chỗ khác. Bằng chứng là tại những khu nhà trọ như vậy, trung bình có 20 phòng thì hơn nửa số phòng là do các cặp “vợ chồng hờ” thuê.

Lý giải cho điều kỳ lạ này bà N.T.H, chủ một dãy nhà trọ phân tích: “Các đôi sống với nhau chẳng nhậu nhẹt bù khú, tụm năm tụm ba như mấy đứa choai choai. Mấy đứa con gái ở với nhau thì trai kéo đến cả đêm, gây lộn đánh nhau như cơm bữa. Giờ công nhân sống với nhau đầy ra đó nên tôi cũng chẳng sợ ế phòng. Nhiều chủ trọ cũng làm như tôi, chỉ ưu tiên cho các đôi thuê, công nhân mới vào nếu có người quen thì tìm phòng nào đó mà ghép vào…”.

                     
                                    Cuộc sống thử của họ không phải lúc nào cũng vui vẻ.

“Sống thật chứ đâu có thử”?

Tỏ ra hiểu rõ chuyện “sống thử” của những công nhân tại đây, bà Hoài, chủ một sạp hoa quả gần khu dãy trọ tại đường Tây Thạnh chia sẻ: “Mấy đứa nó sống thật chứ thử hồi nào. Công nhân nữ nhiều, tăng ca liên tục, sân chơi cũng ít, lương thấp, họ sống thiếu thốn, chật vật đủ thứ. Ít giao tiếp, cơ hội tìm được bạn trai đâu có nhiều, tôi bán ở đây cả chục năm rồi, tôi biết chứ, nhiều đứa quá lứa lỡ thì, giờ chỉ muốn kiếm đứa con nuôi thôi cũng khó. Thằng người yêu đề nghị sống chung mà không chịu, khéo nó lại chia tay chứ chẳng chơi...”.

Nói có sách, mách có chứng bà Hoài dẫn ra câu chuyện của chị H.T.Thủy 32 tuổi, làm công nhân may ở khu công nghiệp Tân Bình. Lúc mới vào Sài Gòn lập nghiệp chị cũng có quen một người, được vài tháng người ta đề nghị sống chung với chị. Thời đó sống chung là chuyện động trời, chị sợ nên chấp nhận chia tay, “cũng chẳng biết người ta có yêu mình thật hay không mà cứ không chịu sống chung là chia tay dễ dàng như vậy”, chị Thủy tâm sự…

Không phải ai cũng giống như chị Thủy, bởi nếu không chấp nhận sống chung thì sẽ phải đối mặt với việc khó có người yêu chứ đừng nói đến con cái. Khu Việt Lập, xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương vốn rất nổi tiếng vì đây là khu trọ dành cho công nhân bởi nó nằm gần khu công nghiệp Bình Đường, Sóng Thần và Linh Trung 1. Đến đây hầu như dãy phòng trọ nào cũng có công nhân “góp gạo thổi cơm chung”. Càng đi sâu vào khu Việt Lập, dọc hai bên đường có rất nhiều dãy trọ của công nhân.

Ở đây, đa số dãy trọ đều không có sự quản lý của chủ nên giờ giấc, sinh hoạt của công nhân rất tự do, thoải mái. “Chủ quy định 4 người ở một phòng, còn nam hay nữ, vợ chồng hay anh em thì không cần biết, miễn sao đóng tiền phòng, điện nước hằng tháng đầy đủ, không quậy phá, gây gổ đánh nhau là được. Vì vậy, chuyện công nhân “góp gạo thổi cơm chung” là rất bình thường ở đây, một công nhân thuê trọ ở khu vực này cho biết. Chị L. và người yêu tên V. ở cùng quê Hà Tĩnh. Cuộc sống nơi đất khách quê người thiếu thốn tình cảm đã kéo hai bạn trẻ đến gần nhau hơn. Ở cùng dãy trọ nhưng ban đầu sợ mọi người dị nghị nên mỗi người ở một phòng.

Dần dà, đôi bạn trẻ quyết định sống với nhau như vợ chồng. “Ban đầu mình cũng không tán thành việc này nhưng sau khi nghe anh ấy phân tích thiệt hơn đồng thời mình cũng sợ anh ấy không hiểu chuyện lại bỏ mình đi mất thì biết làm sao… nên mình đã nhận lời dọn về sống chung cùng người yêu”, chị L chia sẻ.

Đến những xóm trọ ở phường Linh Xuân, quận Thủ Đức TPHCM, dãy nhà có 10 phòng trọ thì có 2  vợ chồng, còn lại 8 phòng có những đôi sống thử. Mặc dù sống cùng xóm nhưng không phải tất cả các thành viên đều biết hết nhau bởi giờ giấc làm việc khác nhau chưa kể đến chuyện tăng ca. M, làm công nhân tại khu chế xuất Linh Trung 1 chia sẻ: “Tụi em yêu nhau trước sau gì cũng cưới nên dọn về ở chung cho tiện. Hơn nữa cơm hàng, cháo chợ hoài cũng ngán lại tốn kém, thôi cứ sống chung để có người cơm nước, giặt giũ cũng đỡ hơn”.

Nhưng khi được đề cập đến việc chính thức thành vợ chồng thì M lại ậm ừ: “Để có đám cưới phải tốn tiền tiệc, tiền xe, tiền ăn cho các cụ ở quê… Bấy nhiêu thứ cũng tốn vài chục triệu đồng. Cưới xong rồi thì ngập nợ. Thôi, sống như thế này cho khỏe”. Cứ như vậy rất nhiều những khu nhà trọ sống thử hay còn được biết tới với cái tên xóm sống thử cứ mọc lên như nấm sau mưa, nào là khu nhà trọ gần chợ Phước Long (phường Phước Long B, quận 9) hay khu trọ ở huyện Hoóc Môn… tất cả những khu trọ này đều có một điểm chung là có nhiều cặp sống thử. Thậm chí bà Ngà, chủ một dãy nhà trọ tại Hoóc Môn cho biết: “Chuyện sống chung bây giờ tràn lan rồi. Ở chỗ tôi hầu như toàn cặp công nhân sống thử nhưng vì họ luôn tuân theo nội quy nhà trọ nên tôi cũng chẳng có cớ gì để ngăn cấm…”.

Thái Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét