Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Người lao động nghèo bị bệnh tật “tự bơi”.

Revolution fist.jpg
Chúng ta không thể để cho kẻ độc tài đè đầu cưỡi cổ nhân dân mình nhưng lại tự xưng là vinh quang, vĩ đại. Chúng ta không thể để kẻ độc tài cướp đi mọi giá trị về tinh thần và vật chất của người dân nhưng lại bắt họ phải ca ngợi chúng. Chúng ta không chấp nhận một nhà nước là kẻ thù không đội trời chung với nhân dân nhưng lại tự xưng là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ một chế độ nhà nước lừa đảo và cướp bóc là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam, là sự nghiệp của tất cả chúng ta.

 Phải bươn chải trong môi trường làm việc độc hại với nhiều nguy cơ bệnh tật rình rập nhưng người lao động vẫn chưa được các chủ cơ sở quan tâm khiến sức khỏe của họ ngày càng giảm sút.
            Bệnh nghề nghiệp luôn là nỗi lo của người lao động.
                  Bệnh nghề nghiệp luôn là nỗi lo của người lao động.

Bệnh “rình rập”


Sau một năm làm việc tại công ty chế tạo khuôn máy ở quận Thủ Đức, anh T.H.T 39 tuổi bỗng dưng giảm thính lực đột ngột.

Đến khám tại khoa Tai Mũi Họng của BV Nhân dân Gia Định, anh T. được chẩn đoán bị điếc do tiếp xúc tiếng ồn dài ngày.

Anh T., cho biết làm việc ở công ty chế tạo khuôn máy đã hơn một năm qua, và chưa bao giờ được công ty cho đi khám sức khỏe định kỳ nên không biết mình mắc bệnh.

“Hầu như ngày nào tụi tui cũng tiếp xúc với tiếng ồn của dây chuyền chế tạo các thiết bị máy. Lúc đầu mới vào làm tiếng ồn quá mức đến nhói tai nhưng làm riết rồi quen”- anh T. nói. Không chỉ anh T., nhiều người làm ở đây cũng có biểu hiện tương tự khi thính lực giảm đi.

BV Tai Mũi Họng TPHCM, mỗi ngày tiếp nhận từ 1.500-2.000 bệnh nhân thì có đến 300 người là công nhân lao động đang làm việc ở các nhà máy có nguy cơ mắc bệnh tai mũi họng cao.

Bác sĩ Hồng Hạnh- Khoa khám bệnh, BV Tai Mũi Họng TPHCM cho biết, công nhân lao động trong các ngành nghề tiếp xúc với khói bụi, may, dệt, đặc biệt đến khám đa phần trong ngành chế biến thủy sản.

“Đa số họ bị viêm họng, viêm mũi, viêm Amydale còn lại là viêm xoang và bệnh vách ngăn mũi”- bác sĩ Hạnh cho biết.

Đến khám tại BV Tai Mũi Họng TPHCM, chị Nguyễn Diệu Hòa, 28 tuổi công nhân công ty may ở Tân Bình kể: “Bác sĩ bảo em bị viêm xoang sàn, vẹo vách ngăn. Hai năm em đi làm rồi chưa thấy công ty tổ chức khám sức khỏe cho công nhân”.

Thạc sĩ Trịnh Hồng Lân- Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM cho biết, nghiên cứu 1.000 công nhân ngành may mặc ở 3 công ty may lớn tại Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM cho thấy 83% công nhân mắc bệnh mỏi cơ xương khớp ở các vị trí khác nhau.

Trong đó, công nhân trực tiếp làm việc trong dây chuyền may có tỉ lệ rối loạn cơ xương cao hơn bộ phận cán bộ quản lý, phục vụ bên ngoài.

Theo ông, việc cho công nhân giải lao 5-10 phút sau 120 phút làm việc hay tập thể dục giữa giờ để hạn chế căn bệnh này chưa có đơn vị nào áp dụng.

Tự bơi

Bác sĩ Huỳnh Tấn Tiến- Giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TPHCM, cho biết sức khỏe của người lao động ngày càng giảm sút do các chủ cơ sở không quan tâm người lao động trong việc khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là lao động làm việc trong môi trường độc hại.
“Sức khoẻ loại I, loại II giảm sau mỗi năm đồng thời tăng tỷ lệ sức khỏe loại IV và loại V”- bác sĩ Tiến cho hay.

Khi khám trên 606 nghìn lượt khám cho công nhân tại TPHCM, các bác sĩ phát hiện người lao động mắc bệnh tai mũi họng chiếm hơn 30%, bệnh về mắt chiếm 23%, gần 10% người lao động mắc các bệnh tiêu hoá và 45% lao động nữ mắc các bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng…

Bác sĩ Huỳnh Tấn Tiến cho biết, trong 130 nghìn lượt khám cho công nhân để xác định bệnh nghề nghiệp có 73 nghìn người phát hiện bệnh điếc do tiếng ồn, 11 nghìn người mắc bệnh bụi phổi silic cùng hơn 30 nghìn người bị bệnh nhiễm độc benzen, chì và thủy ngân…

Trong khi đó, theo Bộ Y tế có khoảng 10 đến 12% người lao động trong 3 ngành nghề mũi nhọn là giày da, may và thủy sản bị rối loạn sức khỏe tâm thần.

Các yếu tố về điều kiện lao động như môi trường không bảo đảm, thời gian lao động kéo dài, công việc đơn điệu được cho là những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp- Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM khẳng định, không chỉ bệnh tật rình rập mà công nhân làm việc ở các khu công nghiệp còn trong tình trạng suy dinh dưỡng, đau mỏi cơ, xương khớp.

Mặc dù theo quy định người lao động phải được khám sức khỏe định kỳ sáu tháng hoặc mỗi năm/lần. Tuy nhiên, chỉ có một tỷ lệ thấp doanh nghiệp tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, còn lại người lao động
“tự bơi”.


Lê Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét