Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013
Dzui Cuối Tuần: Cả Nước Xả Hơi Đéo hết !!!
Hàn Lệ Nhân (sưu tầm)
Tao số hai thì đéo có ai số một
1.
Anh Phan Văn Khải có biệt danh cả lớp đặt cho là ‘Khải đờ mờ’ (vì anh có tật khi nói hay chêm tiếng đệm hai chữ viết tắt của tên ông Đỗ Mười: Đ.M. mà những anh em người gốc nông dân Nam Bộ tập kết thường mắc phải). Năm ấy, anh Khải được nhà trường cấp bằng khen vì thành tích rất lớn là bỏ được hai tiếng ‘đù má’ chêm vào trước bất cứ câu gì khi anh nói; nên hôm anh Sáu Thọ (tức Sáu Búa Lê Đức Thọ,tên thật là Phan Đình Khải) đến dự lễ khai mạc khóa chính trị Mác-Lê cao cấp do thầy Hoàng Minh Chính giảng, anh được vinh dự đảng uỷ nhà trường phân công lên hô chào cờ. Có lẽ vì anh Phan Văn Khải xúc động quá, khi lần đầu được gặp anh Sáu Thọ, thần hồn nát thần tính, giữa không khí cực thịnh, cực nghiêm trang của tôn giáo Mác -Lê, trên có đảng kỳ, kèm chân dung 5 lãnh tụ vĩ đại: Mác, Lê Nin, Stalin ở giữa, hai bên là Bác Mao và Bác Hồ, dưới nữa là cờ đỏ sao vàng, dưới nữa là anh Sáu Thọ. Thế mà giữa ba quân ngất trời thiêng liêng ấy, anh Phan Văn Khải đứng cực nghiêm, hô chào cờ bằng giọng Củ Chi Nam Bộ, hệt như Trương Phi hét trước cầu Trường Bản; anh Khải hô (hét) cực vang, cực to, cực nhanh, rằng:
“Đ. M. nghiêm! Chào cờ, chào!”
Cả hàng quân ngót trăm người tí nữa ngã đùng ra đất, vội đưa tay bụm miệng, vừa bịt mồm vừa hát quốc ca, nên âm vang hùng tráng của bài Tiến quân ca nghe như tiếng ếch nhái ho, như thể chó vừa ăn vụng bột vừa hát (sủa), khiến có vài tên ngã lăn đùng ra như trúng gió vì sặc cười, phải khiêng đi cấp cứu ngay.] (Lê Nhân: Thư ngỏ gửi thủ tướng Phan Văn Khải)
2.
Nhân buổi họp báo của Phan Thủ tướng trên nước Mỹ (21/06/2005), có một người trẻ đặt câu hỏi:
- Như thế thì ngài Thủ tướng nghĩ sao về nền giáo dục của ta?
Suy nghĩ thật nghiêm túc một hồi lâu, Phan thủ tướng trả lời:
- Nghĩ đéo được, đuổi nó ra ngoài.
Báo của Tổng Tuấn (Nguyễn Anh Tuấn, VietNamNet) đã ‘trung thực’ thuật lại buổi họp báo: “Đéo có đuổi!” (trang 1, tựa lớn chiếm hết cả trang).
Thủ tướng than phiền với đàn em về chuyến đi Mỹ:
- Đ. M. bọn Mỹ, hổng biết bọn nó làm ăn cái đéo gì mà để cho bọn Việt kiều phản động đéo đủ tư cách,đéo bằng con chó sỉ nhục quốc khách của Mỹ. Đéo hiểu.
Đàn em của Thủ tướng liền phụ vào:
- Chuyến đi nầy thật là...đéo sướng!] (xin lỗi, quên ghi nguồn trong tài liệu lưu trữ)
3.
Lần đầu tiên, mới tới Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa. Vào một con hẻm, tôi gặp một ông cụ đi ngược chiều, tôi lễ phép hỏi thăm nhà bạn tôi, ông cụ nghễnh ngãng nghe tôi nhắc lại câu hỏi hai ba lần, ông lấy tay nghiêng một bên tai và lắc đầu trả lời: “Tôi...đéo hiểu ông nói gì cả! ” Tôi không buồn, đi tiếp. Thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: Này các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?
Một đứa bé trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: “Biết, nhưng đéo chỉ!”
Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên hỏi: “Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh?.
Gã trẻ tuổi này chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: “Đéo biết!”
Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây đã không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với người khách lạ, thô bỉ đến thế hả anh?!
Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay: “Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!”
Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về và tôi đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau:
- Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ v.v...
Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: dũng cảm là gì? Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn: “Nghĩa là... là...đéo sợ!”
Sau đó cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông thứ trưởng về định hướng giáo dục XHCN, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ Dũng cảm là: đéo sợ, cho ông nghe. Nghe xong, ông thứ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu, rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp:
- Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng đéo sai!
- !!!
- Ðấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người XHCN như thế đấy. Đất nước kiểu nầy thật là đéo khá!] (Đãi được từ trên Net).
4.
«Xuân đi làm vắng, cô tôi bảo Xuân làm ở sở chế biến liên hiệp, tôi chưa quen với những danh từ mới nên nhiều khi chữ nọ xọ chữ kia. Thằng Tường (15 tuổi, con Xuân) đang ngồi trên phản phì phò điếu thuốc, tôi cũng chẳng biết gọi là thuốc gì, thuốc lá hay thuốc rê.
Thấy nó hút thuốc tôi để ý nhìn lũ trẻ chơi trong xóm, nhiều đứa nhỏ hơn nó cũng phì phèo hút lách như thế cả. Đang chuyện trò với cô tôi thì một đứa bạn đến gọi nó ơi ới:
- Đ.. mẹ thằng Tường có lên Đồng Xuân bây giờ không đấy hả? Để bố mày chờ mãi, muộn đéo nó rồi còn gì?
Thằng Tường đủng đỉnh trả lời:
- Thủng thẳng ông lấy cái xe đạp ông ra ngay, có động mồ động mả cha mày đâu mà rối lên thế?
Rồi nó lững thững kiểng chân lên giường, nghễn cổ, với cái xe đạp cũ treo trên trần bằng sợi dây thừng khá chắc, gọn gàng và nhẹn lắm, nó tháo dây thừng, lôi chiếc xe xuống, lí nhí chào tôi rồi đi. Cô tôi dặn với:
- Đừng la cà, về ngay con nhá!
Hai thằng bạn lại cười nói như không, câu chuyện lại nổ như pháo rang, mỗi câu lại mang mồ mả, cha ông làm chấm phẩy. Hình như tôi không thấy cô tôi thở dài.»] (Thụy Khuê: Cô tôi)
5.
«Tôi chỉ xin kể chuyện ở những quán cóc ngày nay. Đa số (nếu không muốn nói hầu hết) khách là thanh niên. Trong số thanh niên, thì đa số là mới lớn, thậm chí ở tuổi vị thành niên. Họ ăn mặc rất diện, luôn đúng ‘mốt’. Đầu tóc thật... phong phú. Thôi thì nhuộm đủ màu nâu, vàng, đỏ. Thậm chí có cậu thanh niên mà tóc trắng phớ như ông già. Họ vào hàng, gọi nước trà, nước ngọt, hút thuốc phì phèo. Và, đặc biệt nhất là nói cười như pháo nổ.
- Này! Đ.. mẹ, thằng Cường bọt vừa sắm con ‘ét hát’, mày biết chưa?
Quả thật tôi thấy rùng mình vì câu chuyện của mấy cậu, mấy cô choai choai này. Xin phép độc giả, tôi không dám ghi tiếp lời thoại của họ. Nói một câu độ mươi cụm từ, thì họ đệm tới vài chục câu chửi thề. Nghĩa là ‘chất độn’ nhiều hơn ‘nguyên chất’. Một điều hết sức ngạc nhiên, là kể cả những cô gái choai, quần áo rất mốt, cũng đệm nhiều cụm từ chửi thề, thường thì chỉ có nam giới dùng. Họ đều ở tuổi 8x, 9x. Cũng có nghĩa họ sinh ra và lớn lên ở một môi trường mới, đời sống nâng cao, văn hoá cũng nâng cao. Gia đình họ - có thể nói - hầu hết khá giả. Đặc biệt, họ đều là người Hà Nội. Thậm chí gia đình đã sống lâu đời ở Hà Nội.
Chúng tôi thường nói một cách hài hước và cay đắng rằng, cái lớp thanh niên với ‘Nền văn hoá không rõ nguồn’ này, không thấy xấu hổ đã đành, lại còn phô diễn cái văn hoá rất ...thiếu văn hoá ấy, ở chỗ đông người, nơi có cả các bậc cha chú của mình. Và, xin hãy coi chừng, nếu bạn có một câu góp ý, dù chỉ nhẹ nhàng từ tốn, không những không nhận được sự tiếp thu, mà còn bị gây sự lại, thậm chí chuốc hoạ vào thân. Nhẹ, ‘được’ ném vào mặt vài câu chửi thề. Nặng, thì dùng đao búa...
Hình như ở nước ta, chưa có luật nào xử phạt những người văng tục, chửi thề ở nơi công cộng. Chẳng lẽ đó không phải làm ô nhiễm đó sao?»] (Đỗ Bảo Châu: Văn hoá không rõ nguồn, ANTĐ 05/10/2012)
6.
Quốc hội sáng 14/11/2012. ĐBQH Dương Trung Quốc chất vấn đồng chí Ếch:
(…) «Thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một Văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?
Đồng chí Ếch trả lời:
«Xin thưa với đại biểu, là đồng chí đại biểu Dương Trung Quốc có nêu một cái ý là có nghĩ đến cái từ chức không? Thì tôi xin trình bày ý kiến thế này.
Đối với tôi đó thì, hôm nay còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo đảng hoạt động cách mạng, chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của đảng trong 51 năm qua đó tôi không có xin với đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một chức vụ này hay một chức vụ khác.
Và mặt khác thì tôi cũng không có từ chối, không có thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, Nhà nước giao phó cho tôi.
Là một cán bộ đảng viên của đảng thì cũng báo cáo Quốc hội là tôi cũng có nghiêm túc báo cáo đầy đủ với đảng về bản thân mình, báo cáo với Bộ Chính trị, báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương một cách nghiêm túc, đầy đủ về bản thân mình.
Và đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi cả về ưu điểm, khuyết điểm, cả về phẩm chất đạo đức, cả về năng lực, khả năng, cả về sức khỏe thương tật, cả về tâm tư nguyện vọng của tôi.
Và đảng đã lãnh đạo, quản lý trực tiếp tôi, hiểu rất rõ về tôi. Và đảng ta cũng là đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Trung ương phân công.
Và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của đảng, của Ban Chấp hành Trung ương đảng, của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất đối với tôi.
Tóm lại là có thể nói là gần suốt cả cuộc đời tôi đi theo đảng hoạt động cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp quản lý của đảng, tôi cũng không có chạy, tôi cũng không có xin và tôi cũng không có thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua…»
ĐB họ Dương:
- Xin thủ tướng cụ thể hơn cho…
- Nghĩa là…là tôi sẽ…đéo từ chức! Xin cám ơn đại biểu!
7.
Việt Nam sau ngày 30/04/1975, có rất nhiều chuyện, nhiều thứ để nói ra nhưng vì đã được các chú, các bác tận tâm định hướng, chỉ đạo nên khi có dịp thường chỉ dám tranh thủ lén lút xả hơi với nhau, còn nếu phải tóm tắt cực cực gọn hiện tượng lắm chuyện kia thì là thế này: Kể ra đéo hết.
Việt nam ngày nay với những vẻ đẹp như thế này thì tớ ...đéo thích và đéo về!
Tớ đéo về, song đéo có tớ chợ vẫn đông. Và từ ngày có làn sóng người Việt về thăm bà con họ hàng, bồ đoàn Vẹm dùng mọi khoé chiêu dụ về (như tung chiêu ban cho cái Visa 5 năm), có điều bà con nói: về thì về chớ đéo ở.
Những Việt kiều về quê ăn Tết, nghe lãnh đạo Vẹm nói: “Quê hương là chùm khế ngọt…, đồng bào ở nước ngoài là khúc ruột, là bộ phận không thể tách rời…”, ai nghe qua cũng đều văng chữ trong bụng: Đéo ham.] (theo TTM)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Loại không có văn hóa
Trả lờiXóa