Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
Một số nhận định sơ khởi về hiện tượng Kiến nghị 7 điểm về Hiến pháp
DIỄN ĐÀN CÔNG NHÂN
I. Bối cảnh ra đời:
- Đảng CSVN đã mất uy tín trầm trọng do thể hiện sự yếu kém trong lãnh đạo xã hội mà không xử lý được cá nhân nào, và sự nhu nhược đáng ngờ trước tham vọng xâm lược nước ta của Trung Quốc
- Xã hội dân sự có bước tiến rõ rệt, nhất là thông qua internet, với hàng loạt kiến nghị, yêu cầu, lời kêu gọi trước đó liên quan đến những chính sách lớn, nhân quyền và vấn đề bảo vệ lãnh thổ; cũng như vô số ý kiến phản biện các quan điểm do quan chức đưa ra
- Chính quyền đang kêu gọi góp ý sửa Hiến pháp
II. Hình thức
- Kiến nghị với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
- Mong mỏi toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến
III. Nội dung
- Kiến nghị 7 điểm quan trọng, trong đó quan trọng nhất là không nêu sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với xã hội và đề nghị đa đảng
- Dự thảo Hiến pháp, cơ bản giống với Hoa Kỳ
IV. Những người khởi xướng
Là 72 người, gồm các nhân sĩ, trí thức khá tiếng tăm
- Một số người là cựu hoặc đương chức trong hệ thống chính trị
- Một số người là, hoặc từng là đảng viên ĐCS
Chỉ trong vòng 10 ngày (19/1-29/1/2013) , số người tham gia ký tên đã lên đến 1.644 người
V. Phản ứng của phía bất đồng chính kiến
- Nhìn chung là ủng hộ, tuy mức độ khác nhau
- Một số người không muốn ký tên vì cho rằng Kiến nghị với chính quyền là vô nghĩa
VI. Phản ứng của phía chính quyền
- Cho đến nay, không có phản bác gì đáng kể
VII. Nhận định
1. Hình thức hợp lý, thông minh : vừa là “Kiến nghị” với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, vừa là “Mong mỏi” toàn thể đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến.
2. Nội dung triệt để, toàn diện, nhất là đưa ra một Dự thảo Hiến pháp hoàn toàn mới
3. Thể hiện quyết tâm và sự chín chắn của những người khởi thảo
4. Phân hóa phía bất đồng chính kiến thành một bên tương đối cực đoan và một bên tương đối dung hòa
5. Phân hóa phía chính quyền thành một bên muốn đả kích và một bên muốn làm lơ, thậm chí ngầm ủng hộ. Đặc biệt là bên muốn đả kích không thể ra mặt hành động được vì mới vừa “mời chào” góp ý Hiến pháp không có vùng cấm, mặt khác do có nhiều nhà tuyên giáo vừa bị đánh tơi tả do những bài phát biểu kiểu cũ của họ.
Chứng tỏ rằng trong lãnh đạo cấp cao của Đảng CSVN cũng đang có sự phân hóa tư tưởng về những vấn đề chính trị cơ bản nhất
6. Tạo ra sự khó xử, và sẽ trở thành tiền lệ, hay tấm gương trong tổ chức đảng nơi các “kiến nghị viên” là đảng viên đang sinh hoạt, vì họ đang đề nghị xóa bỏ sự độc tôn của Đảng CSVN.
Tuy nhiên, đợt này người ta sẽ không xử lý thô bạo, vì có sự phân hóa trong lãnh đạo cấp cao như đã nói trên
7. Mở ra lối thoát khả dĩ chấp nhận được cho sự tồn tại và phát triển Đảng CSVN, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng niềm tin nghiêm trọng này
8. Điều quan trọng nhất là hiện tượng độc đáo này mang dáng dấp của một đảng mới ra đời, với cương lĩnh rõ ràng, và một lượng “đảng viên” đáng kể.
Chính điều này giải thích sự ngần ngại tham gia của một số tổ chức đối lập (cứng hoặc mềm) như đã nói ở điểm V trên đây, do họ đã có hoặc dự định có “đảng” riêng của họ.
DIỄN ĐÀN CÔNG NHÂN
Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ; kiennghisuadoihienphap2013@gmail.com , ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét