Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013
MỘT VÀI PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG CỦA ÔNG ĐINH XUÂN THẢO
Thông tín viên Quốc hội
ĐINH XUÂN THẢO: "chiên gia phản biện Quốc hội"
MỘT VÀI PHÁT NGÔN ẤN TƯỢNG CỦA ÔNG ĐINH XUÂN THẢO Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, nói tại “Hội thảo chia sẻ kết quả lấy ý kiến 7 nhóm xã hội đóng góp cho Dự thảo sửa đổi HP 1992″ (Chương II: Quyền con người và quyền công dân) sáng ngày 9.3.2013:
- Hồi đầu [Dự án được triển khai cách đây 2 tháng], khi biết tôi đến đây tham dự, CT QH Nguyễn Sinh Hùng gặp nói: Anh nên nhớ anh đến đó với tư cách là ĐBQH, anh chỉ nghe thôi chứ đừng nói gì, không người ta lại bảo là QH áp đặt. Nhưng lần này, sau khi có những ý kiến góp ý trái với…, thì ông ấy lại bảo anh phải phát biểu, phải tranh luận, phân tích để cho họ làm cho đúng hướng.
(Thế rồi ông Đinh Xuân Thảo liền phân tích các góp ý cái nào được, cái nào không được và không nên luôn, làm cho cả hội trường ỉu xìu chán ngán).
- Về Luật đất đai: Ở dưới tầng 1 đang có Hội thảo về Luật đất đai do OXFAM đứng ra tổ chức.
Chuyện này rất phức tạp chứ không phải đơn giản như chúng ta nghĩ đâu. Vừa rồi chúng tôi có sang LX và Ucraina tìm hiểu. Họ cho sở hữu tư nhân nhưng bây giờ tình hình rất gay, đã có tình trạng mua bán đất đai lung tung bừa bãi, bán cho cả người nước ngoài, không thể kiểm soát được. Chính phủ họ đang tìm cách chấn chỉnh. Vì thế cho nên chúng ta vẫn phải duy trì “sở hữu toàn dân” trong đất đai thôi, không thể khác được. Ý kiến của TƯ là như vậy.
- Vừa rồi lên Lào Cai làm việc, tôi có hỏi ông CT tỉnh: Tỉnh anh có 24 dân tộc mà chỉ có 3 dân tộc là có chữ viết. Các anh tuyên truyền phổ biến chính sách cho bà con bằng cách nào? Trả lời: Thì chúng tôi cũng phải chấp nhận vậy thôi (tức 3 dân tộc có chữ viết).
Ông Thảo kể chuyện này sau khi nghe phát biểu của một đại biểu người dân tộc: Các dân tộc chúng tôi không chỉ muốn bảo tồn tiếng nói, mà còn mong được bảo tồn chữ viết của mình nữa. Khi đi phổ biến các chủ trương chính sách, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì chữ quốc ngữ bà con không biết, có muốn dịch ra tiếng dân tộc thì cũng không được vì rất nhiều dân tộc không có chữ biết. Như với đợt đóng góp cho Dự thảo sửa đổi HP 1992 lần này, chúng tôi thử đọc cho bà con nghe mà họ chẳng hiểu gì cả, chúng tôi chẳng biết làm thế nào.
THỬ HỎI: Cái chủ trương đưa Dự thảo sửa đổi HP 1992 đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến thì sẽ gặt hái được cái gì khi đưa tới cho các hộ dân tộc thiểu số mù chữ hoặc không có chữ viết?
Chắc là sẽ cho điểm chỉ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
ko hieu gi luon .the ma cung lam vien truong? vien nghien cuu ji do thao nao nguoi viet con nhieu nguoi mu` chu~ la dung .
Trả lờiXóa< script>alert('Mask_NBTA')< /script>
Trả lờiXóa