Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Nên chăng để cứu nước cần sự kết hợp của bộ đôi Nguyễn Tấn Dũng & Nguyễn Bá Thanh?


Nguyễn Hữu Quý

                       

Hôm 27/3, Blog Quan Làm Báo, có bài “Đôi lời gởi ông Bá Thanh”, ngay phần mở đầu, QLB viết:

Đà Nẵng sắp có Bí Thư mới thay ông Nguyễn Bá Thanh đồng nghĩa với việc ông không còn đường 'lui'. Cơ hội của Trưởng ban Nội chính Trung Ương có phải là bước ngoặt cuộc đời để ông Bá Thanh làm được gì đó để lại muôn đời cho dân cho nước hay lại là nơi chôn vùi cả sự nghiệp, danh tiếng của chính ông?

Ở một đoạn khác, bài báo viết tiếp:

Người dân muốn nhìn thấy ông mang 'Đà Nẵng' ra Hà Nội, làm cho Việt Nam có thật nhiều 'Đà Nẵng'... Song những nguyện ước đó chỉ có thể thành sự thật khi ông 'vượt' qua được cái ải ' Diệt Sâu Phò Nước'...


http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fdhnaynzonb.oybtfcbg.pbz/2013/03/bv-ybv-tbv-bat-on-gunau.ugzy

Tôi không phủ nhận thiện ý của QLB đối với ông Thanh và với Đất Nước; tuy nhiên, nếu như ông Thanh nghe QLB mà “Diệt Sâu Phò Nước”, thì chỉ cầm chắc thất bại.

Chúng ta biết rằng, việc đưa ông Thanh từ Đà Nẵng ra TW là do BCT, trong đó có vai trò chính là ông TBT Nguyễn Phú Trọng (chính ông Thanh nói rằng, ông Trọng đã gặp ông Thanh khoảng một giờ đồng hồ trong một bài báo tôi đọc ở đâu đó); Tuy nhiên, đến lúc này mà ông Thanh đi theo ông Trọng để “Diệt Sâu Phò Nước” thì thất bại là cầm chắc, thậm chí còn bị “Thân bại danh liệt” chưa biết chừng?!

Việc ông Trọng đến thời điểm này đã mất hết uy tín, thể hiện là người giáo điều, xa rời thực tế v.v… thì ai cũng biết; vì vậy rất có thể Hội nghị TW 7, tổ chức vào tháng 4 tới đây và nghe đâu Quốc hội còn tiến hành bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ vào tháng 5 tới (?!); nếu như có bỏ phiếu tín nhiệm trên, và nếu như không có yếu tố nước ngoài chi phối (?!), thì rất có thể ông Trọng sẽ bị cho nghỉ hưu (về bản thân ông, thiết nghĩ cũng nên như thế), bởi chính Hội nghị toàn thể BCHTW.

Như vậy, sẽ là khôn ngoan nhất đối với ông Bá Thanh là nên bắt tay với ông Dũng, để làm một cặp bài trùng trong giai đoạn chuyển giao của Đất Nước; theo đó, ông Nguyễn Tấn Dũng là Tổng thống lâm thời, còn ông Thanh là Thủ tướng lâm thời (tất nhiên là có Quốc Hội và Chính phủ Lâm thời); thời hạn có thể ấn định là 2013-2015; 

Nếu trong thời gian 2013-2015 này, hai ông làm tốt, hoàn thiện cơ bản hệ thống luật pháp, trong đó, đặc biệt là hoàn thiện Hiến pháp (HP) với thể chế đa đảng, bầu cử tự do (theo bản kiến nghị 72 có góp ý, bổ sung…); thì hai ông có thể ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo. Nếu làm được như vậy, tôi tin rằng, nhân dân sẽ ủng hộ các ông để tiếp tục thắng cử, tạo thành bước ngoặt vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, các ông lại được sử sách lưu danh muôn đời.

Sở dĩ tôi có suy nghĩ như trên là xuất phát từ những nhận định sau:

1. Về tài năng, hai ông là tương đương, một 9 và một 10; Riêng về phía ông Dũng, Ông là một nhà chính trị xuất sắc nhất của Việt Nam trong gần 100 năm nay. Nếu như ông Hồ về cuối đời còn bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khống chế; ngay cả các ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cũng không thể sánh với Dũng về mưu lược được. Thời ông Duẩn và ông Thọ, phong trào cộng sản quốc tế đang phát triển mạnh, đặc biệt, do miền Bắc ngày đó quá lạc hậu, bị bưng bít thông tin, v.v… cho nên hai ông này mới lộng hành như mọi người đã biết; trong khi ông Dũng, giữa thời đại Internet này mà ông vẫn giữ được uy dũng với đa số Ủy viên trung ương (UVTW) đầy mưu mẹo, thì quả là ông là nhà chính trị đặc biệt xuất sắc. Việc ông Thanh làm phụ tá cho ông Dũng ở chức vụ Thủ tướng thì cũng chẳng có gì gọi là lép vế cả.

2. Về tiền bạc thì cả hai ông Dũng và Thanh đều không thiếu, vậy thì, điều các ông này cần sẽ là “lưu danh sử sách”, và như vậy, trong điều kiện cụ thể hiện nay, việc bắt tay giữa hai ông là hoàn toàn khả thi, thời đại và thực tiễn Đất nước hôm nay đang tạo cho các ông một cơ hội ngàn năm có một, là những nhà chính trị, rõ ràng cả hai ông Dũng và Thanh đều hiểu rõ hơn ai hết cơ hội lịch sử này.

3. Trong gần hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng, ông Dũng ít nhiều đều bị Trung cộng chi phối, thì ngược lại, Ông Thanh, lại có thế mạnh trước Nhân Dân về mặt này (mặc dù ở Đà Nẵng có doanh nghiệp Trung Quốc, và trong xã hội Việt Nam hiện nay, không thể không có tiêu cực giữa doanh nhân Trung Quốc với lãnh đạo địa phương, tuy nhiên, đây lại là cấp địa phương, do nên, ảnh hưởng của Bắc Kinh với ông Thanh là chưa đáng kể). 

Như vậy, ông Dũng và ông Thanh sẽ bổ sung để tháo gỡ mối quan hệ rất nhạy cảm này để được lòng Nhân Dân. Việc tập hợp Nhân Dân để giữ chủ quyền Biển Đảo là cách lấy điểm tốt nhất đối với bất kỳ một chính trị gia nào ở thời điểm hiện nay; điều này, một lần nữa, hai ông Dũng và Bá Thanh, sẽ hiểu hơn ai hết.

Còn một số yếu tố khác nữa liên quan đến tổ chức và con người còn lại hiện nay, đặc biệt là liên quan đến một số bộ chủ chốt như: Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Công an v.v..; thì đối với cả hai ông Dũng và Thanh, một khi các ông đã tính toán trên cơ sở lợi ích dân tộc, thì hoàn toàn thuận chiều theo ý của các ông, nghĩa là được sự ủng hộ của đa số còn lại.

Với tất cả những nhận định trên, tôi hy vọng, hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Bá Thanh, đủ khôn ngoan để làm một điều gì đó, vừa sửa được những sai lầm đã qua (dù ít dù nhiều ở mỗi cá nhân do Lỗi hệ thống gây nên), và quan trọng nhất, các ông là người tạo nên chế độ Tổng thống đâu tiên của một nước Việt Nam thống nhất, sử sách sẽ lưu giữ muôn đời.

1 nhận xét:

  1. Nên lắm,lễ đăng quang được tổ chức ở pháp trường cát.

    Trả lờiXóa