Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013
“Quyền lực và kiểm soát quyền lực
DÂN CÓ DÂN QUYỀN
Sửa HP, từ cái vĩ mô đến cái vi mô, xin mời xem :
Lịch sử VN nói chung, lịch sử Hiến pháp nói riêng rồi sẽ phải ghi tạc một sự kiện lớn nhất của những năm tháng này. Đó là cuộc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, phát triển kinh tế- xã hội xứng tầm, đưa dân tộc hội nhập bình đẳng với thế giới văn minh hiện đại, là tiếng gọi của thời đại, của đất nước. Bởi ở thời hội nhập, không có quốc gia nào có thể phát triển mà một mình…một chợ.
Nhưng mỗi quốc gia lại có những đặc thù của thể chế chính trị, của cơ chế quản lý xã hội riêng nó.
Bài viết đăng trên VietNamNet ngày 27/2 mới đây đề cập “một câu chuyện nhỏ mà không nhỏ” xảy ra tháng 12/1965 tại nước Mỹ, cho thấy sự tự tôn và sự tự do của con người, với sự bảo hộ của Hiến pháp như thế nào- câu chuyện của các học sinh Trường trung học Des Moines (tiểu bang Iowa).
Một nhóm học sinh quyết định đeo băng tay màu đen khi đến trường, thể hiện thái độ phản kháng sự can thiệp của Mỹ vào miền Nam VN.
Ban Giám hiệu nhà trường buộc các học sinh đó khi đến trường phải gỡ bỏ băng tay đen, nếu không, sẽ bị thôi học. Không chịu lùi bước, thông qua cha mẹ, nhóm học sinh khởi kiện “lệnh” này vì cho rằng quyết định ấy vi hiến, xâm phạm tới quyền tự do ngôn luận được ghi trong Tu chính án số một của Hiến pháp.
Vụ án xử ở cấp quận rất nan giải, vì nhóm học sinh không chấp nhận phán xét của tòa án cấp này.
Tính chất điển hình của vụ kiện đã khiến Tòa án Tối cao Hoa Kỳ trực tiếp vào cuộc. Tại phiên xử ở tòa tối cao, bẩy trong số chín quan tòa đã đồng thuận và khẳng định: Đeo băng đen trong trường hợp này hoàn toàn không thể gây ra và không liên quan gì tới việc gây rối. Ngược lại, đeo băng đen là “ngôn luận thuần túy” được bảo vệ toàn diện trong Tu chính án số một của Hiến pháp̀.
…Trong trường hợp này, Hiến pháp không cho phép các quan chức nhà nước được khước từ quyền tự do biểu đạt ấy của các em.”
- Khiêng xác quan tài của ngưởi thân, qua đởi có thể vì lý do oan ức, chứ không phải theo những kết luận “pháp y” như kiểu : chết là do …hết thở, không thở nên…chết….và nếu những ngưởi tham gia không có thêm hành động quá khích gây mất TTATXH, cũng có thể được coi “ngôn luận thuần túy” mà nhà cầm quyến cẩn phải cứu xét ngay, không chậm trể, chứ đừng nói theo kiểu “bài bây- mũi né” nhằm lảng tránh và gỡ tội cho những kẻ sát nhân trực tiếp và chủ mưu sát nhân!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét