Nguyên Thành
Vào thời niên thiếu, Marx là một giáo đồ Cơ Đốc; nhưng sau khi vào đại học, ông ta gia nhập giáo hội Sa-tăng (Satanist Church) do Joanna Southcott chủ trì, và trở thành một thành viên của giáo phái ma quỷ. Giáo hội Sa-tăng lấy một ngôi sao năm cánh đặt ngược làm ký hiệu. Người Trung Quốc ngày nay không nghĩ đến đó, rằng vì sao đảng cộng sản TQ sùng bái ngôi sao năm cánh như vậy, giống như tôn thờ thần linh vậy. Đó không phải là tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước, bởi vì “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” tuyên bố: “Phải thủ tiêu dân tộc, không đề xướng chủ nghĩa yêu nước”. Sa-tăng giáo sùng bái ngôi sao năm cánh, và lấy ngôi sao năm cánh làm biểu tượng.
Nguồn gốc ký hiệu của đảng cộng sản
Trong quá trình thành lập chính quyền, ĐCSTQ mang theo một đặc trưng tương đối điển hình: màu đỏ Xô Viết, hồng quân, hồng kỳ, sao năm cánh đỏ, búa liềm (biểu tượng của đảng). Những đặc trưng này (ký hiệu, phù hiệu, xưng hô) dường như không thể tìm ra xuất xứ và nguồn gốc từ văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Quốc. ĐCSTQ đã thừa nhận mình là tôn giáo ngoại lai. Kể từ khi thành lập, nó đã đi theo lý luận và thực tiễn của Liên Xô, dựa vào sự nâng đỡ của Liên Xô để lớn lên. Do vậy các ký hiệu, tên gọi này đều đến từ Liên Xô.
Đảng cộng sản tuyên truyền rằng: “Cờ đảng búa liềm của đảng cộng sản đại biểu công nhân và nông dân, cái búa đại biểu công nhân, còn cái liềm đại biểu nông dân”. Thế nhưng hàm nghĩa thực sự của chúng lại không phải như vậy. Như trước đã nói, hội Illuminati thâm nhập và khống chế hội Tam Điểm, dùng hội Tam Điểm để che chở, do vậy búa liềm trong cờ đảng thực sự đến từ hội Tam Điểm. Trong nghi thức của hội Tam Điểm, “đại sư thợ đá” (Master Mason) tay cầm một chiếc búa, bởi vì búa là công cụ lao động của thợ đá. Kỳ thực, từ “đồng chí” xưng hô giữa những người cộng sản là đến từ hội Tam Điểm, giữa các hội viên cấp 2 của hội Tam Điểm gọi nhau là “đồng chí” (comrade).
Marx xúi giục công nhân bạo động đoạt chính quyền, Lenin nói thành lập chính đảng của “giai cấp công nhân”, đều là dựa vào công nhân, căn bản không đề cập đến nông dân. Nông dân là Mao Trạch Đông đề cập đến “nông thôn bao vây thành thị”, còn đảng huy là đã có từ thời Liên Xô rồi, do đó liềm căn bản không đại biểu cho nông dân. Như vậy liềm đại biểu điều gì? Liềm cũng bắt nguồn từ hội Tam Điểm, đại biểu sự hủy diệt. Trong văn hóa đại chúng của Tây phương, Thần Chết mang theo một lưỡi hái; liềm thực sự đại biểu hủy diệt, đại biểu cái chết.
Đảng huy của Liên Xô và ký hiệu Sa-tăng là rất giống nhau. Từ mấy bức hình chúng ta có thể so sánh, ngoài ra còn phát hiện một điểm: “sao năm cánh đỏ” là của giáo hội Sa-tăng, còn “búa liềm” là của hội Illuminati (Tam Điểm). Đây chính là sự kết hợp giữa ma giáo Sa-tăng và hắc bang Illuminati.
Nếu như nói Liên Xô cũ là một tổ chức phân chi của hội Illuminati, thì như vậy ĐCSTQ chính là kế thừa của phân chi này. Đảng kỳ, đảng huy, quốc kỳ, quốc huy và các loại huy chương của ĐCSTQ đều do các biểu tượng của Liên Xô diễn hóa thành. Chỉ là “sao năm cánh” và “búa liềm” được tách nhau ra. Ký hiệu “sao năm cánh ngược” của Sa-tăng xuất hiện trên đoàn kỳ của ĐCSTQ, trở thành biểu tượng của đoàn. Còn “búa liềm” được sử dụng đơn lẻ, trở thành biểu tượng của đảng.
Ngoài ra, ngày mùng 1 tháng 5 hàng năm được gọi là ngày “Quốc tế Lao động”, tuy nhiên chỉ ở quốc gia cộng sản mới thực thi ngày lễ này (ngày Lao Động ở Mỹ là ngày thứ Hai đầu tiên vào tháng 9 hàng năm). Đảng cộng sản giải thích rằng, ngày 1/5 (May Day) bắt nguồn từ cuộc bãi công lớn của công nhân tại Chicago, Mỹ vào ngày 1 tháng 5 năm 1886. Tháng 7 năm 1889, “quốc tế thứ hai” để kỷ niệm ngày này đã tuyên bố ngày 1/5 hàng năm là ngày Quốc tế Lao Động thế giới. Tuy nhiên lý do thực sự là hội Illuminati thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1776, ngày “1/5″ thực ra là đảng cộng sản chúc mừng ngày thành lập hội Illuminati. Thế nhưng không thể công khai nói ra lý do này, do đó cộng sản quốc tế mới mượn cớ nêu trên, tức là dùng một lý do khác để che đậy lý do thật sự.
Thực ra, nguyên tắc tổ chức và nghi thức vào đảng của đảng cộng sản cũng đến từ hội Illuminati. Hội Illuminati có kết cấu tổ chức và quân sự hóa hình kim tự tháp, và kể từ khi nhập hội, phải phát thề độc: đem sinh tử giao cấp cho tổ chức, phục tùng thượng cấp vô điều kiện, trung thành với tổ chức;… bảo mật nghiêm ngặt, nếu tiết lộ sẽ chịu trừng phạt nghiêm trọng; định kỳ báo cáo tư tưởng với cấp trên, v.v. Đảng viên cộng sản khi vào đảng cũng phải phát thề độc, thề đem mạng sống giao cấp cho chủ nghĩa cộng sản; trung thành vô hạn với đảng; phục tùng thượng cấp, giữ kín cơ mật của đảng, vĩnh viễn không phản bội đảng. Nguyên tắc tổ chức của đảng cộng sản có rất nhiều là lấy từ hội quy của Illuminati.
Nhưng chỉ có một điểm đặc thù: ĐCSTQ tăng cường nghi thức vào đoàn và vào đội, hơn nữa còn bắt trẻ em phát thề độc gia nhập đoàn thanh niên và đội thiếu niên. Ký hiệu của đội thiếu niên là một bó đuốc và một ngôi sao năm cánh hợp thành (bó đuốc ẩn dụ mồi lửa, tức thế hệ sau). Điều này đại biểu ĐCSTQ khiến trẻ em hiến thân cho ma giáo cộng sản “bất cứ lúc nào”.
Sau khi tuyên thệ vào đoàn, thanh niên coi như đã tuyên thệ gia nhập ma giáo Sa-tăng; sau khi phát thệ trước đảng kỳ, người ta chính là đã thề đem sinh mệnh giao cấp cho ma quỷ.
Bài viết tới đây, hết thảy đều đã quá rõ ràng. Thực ra, người viết có thể viết được bài này cũng tuyệt không phải là ngẫu nhiên.
Tham khảo tư liệu:
1. Von Richard Wurmbrand, Marx and Satan, Living Sacrifice Book Co (December 1986).
2. David Allen Rivera, Final Warning: A History of the New World Order, Conspiracy (February 2004).
3. Gerald B. Winrod, Adam Weishaupt: A Human Devil (California, 1969)
4. Abbe Barreul, Code of the Illuminati, part III of Memoirs Illustrating the History of Jacobinism (New York, 1799)
5. John Robison, Proof of a Conspiracy Against all the Religions and Governments of Europe (New York, 1798)
6. Mark Dice, The Illuminati: Facts & Fictions (The Resistance, San Diego, CA, 2009)
7. Nesta H. Webster, Secret Societies and Subversive Movements (General Books, Memphis, Tennessee, Reprint 2010)
8. Nesta H. Webster, World Revolution: The Plot against Civilization (Boston, 1921).
9. Nesta H. Webster, French Revolution,London (1920)
10. Judth Miller, Occult Theocracy (1933)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét