Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Nền tảng của xã hội dân sự chính là chế độ tự do, dân chủ

 Lâm Vũ 
                 

Quả thật người Việt nói chung – cả người Việt sống ở ngoài nước – chưa hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Không hiểu rõ thì sẽ gặp khó khăn để có dân chủ, bởi  xã hội dân sự chính là sống lưng của một nền dân chủ, ngay từ lúc nền dân chủ đó chưa thành hình, mới manh nha cho đến lúc đã vững vàng.

Xin đơn cử vài thí dụ:

- Mỗi khi nước Mỹ lâm vào khủng hoảng kinh tế, như thời 1930 hay mới cách đây 2,3 năm, việc giúp đỡ, cứu đói những người lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo chủ yếu không phải là nhà nước hay những “đại gia” mà là những ngưòi dân thường

- Thống kê 2010, nước Úc có 6.1 triệu người tham gia công việc thiện nguyện, tức là 36 phần trăm dân số (chỉ tính số người đã trưởng thành, 18 tuổi trở lên). Đa số là những người đang đi làm, chứ không phải người đã về hưu “làm cho vui”.

2.

 Xã hội dân sự đóng góp một phần quan trọng cho sư thịnh vượng của đất nước đa đảng, về mặt chính trị tư nhiên nó trở thành đối trong cho những thế lực “trên cao”, chủ yếu là chính quyền và tài phiệt (giới giầu có, vốn luôn luôn cấu kết với nhau.
Có thể nói một quốc gia có  xã hội dân sự yếu là có nền dân chủ yếu. Còn nếu như không có  xã hội dân sự hay không đáng kể thì kể như dân chủ không hiện hữu (như Bắc Hàn, TQ và Việt Nam…).

3.

Sau cùng, cần nói tới một thành phần thường bị quên lãng khi nói đến  xã hội dân sự, đó là báo chí truyền thông. Xã hội dân sự sống hùng sống mạnh nhờ vào truyền thông báo chí (tự do). Truyền thông báo chí (tư do) vừa khơi đông tinh thần trách nhiệm vừa là chất keo kết hợp ngưòi dân (“dân sự”) với nhau.

Một nước mà nền truyền thông báo chí hoàn toàn nằm trong tay nhà nước, như ở VN, TQ… sẽ mãi mãi không có xã hội dân sự. Tuy nhiên, nhờ phương tiện truyền thông tân tiến – chủ yếu là Internet – người dân VN nên dùng nó để tạo dựng một xã hội dân chủ, dù phải bắt đầu bằng những việc thật nhỏ, nhưng quan trọng vẫn là làm việc trong tinh thần trách nhiệm tự giác và đùng bọc lẫn nhau. Hiệu ứng dây truyền sẽ đẩy phong trào  xã hội dân sự lớn lên với vận tốc không ngờ. Một khi  xã hội dân sự lớn mạnh, nhà nước sẽ nhỏ đi, và người dân sẽ dần dần làm chủ đất nước của mình.

Sau cùng, ưu thế của con đường dân chủ qua  xã hội dân sự nằm ở chỗ không ai cần “hy sinh” tư do hay tính mạng và cũng không cần nhiều lòng can đảm… cỡ cậu bé Kim Đồng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét