Kính thưa toàn thể đồng bào.
* Xét rằng, trong suốt mấy mươi năm cầm quyền, đảng cs VN hoàn toàn không đem lại độc lập cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân.
* Xét rằng, đảng csVN đã và đang áp đặt một chính sách độc tài, khủng bố, làm cho đất nước ngày càng bị tàn phá, văn hóa ngày càng suy đồi, xã hội ngày càng rối loạn và đang có nguy cơ bị ngoại bang thôn tính.
Vì lẽ đó, Ủy Ban Cách Mạng Lâm thời Việt Nam (UBCMLTVN) được thành lập để cứu nguy đất nước. Sau đây là thông cáo số 1. Tất cả những điều sau đây được áp dụng trên toàn lãnh thổ VN kể từ 0 giờ ngày 1-4-2013 :
1) Chính phủ và quốc hội đương nhiệm bị giải tán. UBCMLTVN lãnh trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Ủy Ban ra lệnh cho quân đội và các lực lượng võ trang đảm nhiệm việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội và sự toàn vẹn của lãnh thổ.
2) Tất cả những người đang bị giam giữ vì lý do chính trị đều được trả tự do. Các đảng phái chính trị, kể cả đảng CS, hãy chuẩn bị nhân sự để ứng cử vào quốc hội lập hiến sẽ được tổ chức vào tháng 9-2013 dưới sự giám sát của LHQ.
3) Mọi phi trường, cửa khẩu bị đóng cửa đối với nước ngoài. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Đối với quốc nội, mọi hoạt động phải được diễn ra bình thường. Tất cả các cơ quan, ban ngành phải tuân theo sự chỉ đạo của 24 ủy viên (tương ứng với 24 Bộ) mà danh sách sẽ được công bố trong thông cáo số 2.
4) UBNDCMLT cam kết với thế giới : tiếp tục tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia trong tinh thần của Hiến Chương LHQ. Tiếp tục tôn trọng và thực thi mọi hiệp ước và mọi hợp đồng mà chính phủ CS đã ký kết với nước ngoài.
* Xét rằng, muốn đạc đến mục đích trên:
Đồng Bào cả nước hãy tiến về Hải Phòng để yểm trợ cho Anh Đoàn Văn Vươn và Gia Đình Anh.
Chuẩn bị thật nhiều băng rôn. Sẽ có nhiều cơ quan truyền tin Quốc Tế tham dự vì đây là một sự kiện đã tạo sự chú ý của dư luận QT. CA không thể đàn áp nếu số lượng kéo về lên đến hàng triệu triệu người. Tuần hành gây khí thế, tạo áp lực lên Hải Phòng. Nếu CS đưa thêm lực lượng CA, AN về Hải Phòng, chúng ta sẽ vận động các thành phố chung quanh cùng đứng lên, CS sẽ lúng túng. Nếu CA dùng vũ lực đàn áp, chúng ta sẽ chống trả. Sự chống trả của người dân sẽ làm cho CS bối rối. Tóm một số tên CA làm con tin. Nếu Đồng Bào cả nước cùng đồng lòng đứng lên tạo khí thế lật đổ bạo quyền, chúng ta có thể được QT can thiệp vì VN là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, sẽ được can thiệp bằng quân sự nếu CSVN dùng vũ lực trấn áp phong trào đòi Tự Do. Chiếc điện thoại cầm tay là chìa khóa của sự liên kết và thành công.
Thời cơ là do chúng ta tự tạo ra chứ không thể ngồi chờ. Các Chiến Sĩ của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Họ sẵn sàng tham dự. Đừng quên các Bạn Trẻ, họ sẽ là đầu tàu cho Cách Mạng Hoa Mai. Sự chán ngán đã cùng cực, nếu không kích động một cuộc Cách Mạng, sẽ không bao giờ giành lại được Tổ Quốc. Các đảng viên CS muốn giải tán ĐCSVN sẽ hưởng ứng bên cạnh Đồng Bào yêu nước. Chiến thắng được CS, ta mới đối phó được với Trung cộng.
UBCMLTVN kêu gọi LHQ, các quốc gia trên thế giới, toàn thể đồng bào VN trong và ngoài nước hãy công nhận và ủng hộ Ủy Ban, giúp cho VN trở thành một quốc gia tự do, dân chủ và phát triển, góp phần bảo vệ nền hòa bình của thế giới.
Cái giá của Tự Do Dân Chủ không phải là sự im lặng.
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2013. Thay mặt UBNDCMLTVN.
Đại Tướng Lê Văn Dũng, ký tên và đóng dấu.
Tiểu sử Đại Tướng Lê Văn Dũng
Trưởng thành trong Chiến tranh Việt Nam
Ông tên thật là Nguyễn Văn Nới, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1945 tại xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Ngày 14 tháng 5 năm 1963, ông thoát ly gia đình, lấy tên mới là Lê Văn Dũng, nhập ngũ vào bộ đội chủ lực của Quân Giải phóng Miền Nam, trở thành chiến sỹ trinh sát của Đại đội 12 Tiểu đoàn 3, Đoàn Q761 (tức Đoàn Bình Giã). Khi Công trường 9 được thành lập, ông trưởng thành và lần lượt giữ các chức vụ Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội phó bộ binh, Trung đội trưởng, Đại đội phó Đại đội 12 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 1 Sư đoàn 9.
Tháng 6 năm 1968, ông chuyển sang công tác chính trị quân đội, được cử làm Chính trị viên Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 1 Sư đoàn 9. Tháng 3 năm 1969, ông là Chính trị viên phó, tháng 9 cùng năm trở thành Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1, Sư đoàn 9.
Tháng 12 năm 1970, ông được cử đi học tại H14 (Trường trung cấp Quân chính thuộc Bộ chỉ huy Miền, lớp cán bộ trung đoàn). Tháng 6 năm 1971, ông trở về đơn vị, được cử làm Phó chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 1 Sư đoàn 9, cấp bậc Đại úy. Tháng 3 năm 1973, ông được thăng làm Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 (từ 20 tháng 7 năm 1974 thuộc Quân đoàn 4), cấp bậc Thiếu tá. Tháng 10 năm 1974, ông được thăng làm Chính ủy Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 Quân đoàn 4, tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh và Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam, cấp bậc Trung tá.
Trở thành chỉ huy cao cấp
Tháng 12 năm 1977, ông được triệu hồi về nước và cử đi học bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa Bộ Quốc phòng. Tháng 8 năm 1978, ông theo học tại Học viện Quân sự cấp cao. Tháng 8 năm 1980, ông trở lại đơn vị, giữ chức Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 9 Quân đoàn 4, cấp bậc Thượng tá. Tháng 4 năm 1984, ông lại được triệu hồi về nước để theo học tại Trường Ngoại ngữ Quân sự Bộ Quốc phòng. Tháng 6 năm 1986, ông trở thành Sư đoàn trưởng Sư đoàn 9 Quân đoàn 4, cấp bậc Đại tá.
Tháng 2 năm 1988, đơn vị ông rút về nước, ông được cử đi học bổ túc tại Học viện Frunde Liên Xô. Tháng 4 năm 1989, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng. Tháng 8 cùng năm trở về nước, được bổ nhiệm Phó tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 4. Tháng 8 năm 1989, ông được cử đi học bổ túc lý luận cao cấp tại Học viện Chính trị Quân sự. Tháng 9 năm 1990, ông được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 7. Tháng 10 năm 1991, ông được chuyển sang làm Tư lệnh Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long). Tháng 10 năm 1995, ông được chuyển trở lại Quân khu 7 giữ chức Tư lệnh.
Tháng 1 năm 1998, ông được rút về Bộ Quốc phòng, giữ chức Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Kế nhiệm ông tại Quân khu 7 là Phan Trung Kiên, sau trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Tháng 4 năm đó, ông được thăng quân hàm Trung tướng.
Tháng 9 năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam thay Trung tướng Đào Trọng Lịch tử nạn máy bay.
Ngày 7 tháng 11 năm 2000, cựu phi công Việt Nam Cộng hòa Lý Tống đã cướp một chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan bay sang Thành phố Hồ Chí Minh, thả hơn 50.000 tờ truyền đơn. Vì việc này ông bị kiểm điểm khiển trách do liên đới.
Tháng 6 năm 2001, ông chuyển trở về Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, giữ chức Chủ nhiệm. Kế nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng là Trung tướng Phùng Quang Thanh, sau trở thành Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông được Chủ tịch nước thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng tháng 6 năm 2003, lên Đại tướng vào ngày 6 tháng 7 năm 2007. Cùng được thăng Đại tướng vào đợt này là bộ trưởng Phùng Quang Thanh.
Ông trúng cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa VIII, IX, X, được bầu vào Ban Bí thư các khoá IX, X.
Ông cũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII.
Ông không tham gia tái cử tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, một động thái được cho là chuẩn bị để cho ông nghỉ hưu. Một thuộc cấp của ông là Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị, được bầu vào Ban Bí thư tại kỳ đại hội này, đã kế nhiệm ông trong chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2011.
con cá tháng tư bự quá...
Trả lờiXóaCon cá tháng tư này vừa to vừa xem ra ngon thật đấy.
Trả lờiXóa