Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Luật rừng ! Bắt khẩn cấp Trương Duy Nhất, một vở kịch được dàn dựng bởi những bậc thầy về dối trá.

Một góc nhìn thẳng        


                        

Khoản 1 Điều 81 Bộ Luật Tố tụng Hình sự quy định chỉ được phép bắt khẩn cấp khi:

a) Có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm RẤT NGHIÊM TRỌNG hoặc tội phạm ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG.

b) NGƯỜI BỊ HẠI hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.


Khoản 3 Điều 8 BL Hình sự quy định:

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

- TỘI PHẠM NGHIÊM TRỌNG là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến BẢY NĂM tù;

- TỘI PHẠM RẤT NGHIÊM TRỌNG là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến MƯỜI LĂM NĂM tù;

- tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Tội danh mà Trương Duy Nhất bị cáo buộc là ở điều 258 BLHS. Điều 258 ghi:

“Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến BẢY NĂM”

Như vậy, nếu thực sự Trương duy Nhất có hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” thì cũng không thể bắt khẩn cấp được, mà phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can rồi mới ra lệnh bắt, khắm xét, tạm giam. Các lệnh này đều phải có phê chuẩn của Viện trưởng VKS.

Nếu VKS phê chuẩn để hợp thức hóa việc bắt khẩn cấp của CQĐT thì chính VKS cũng vi phạm luật tố tụng hình sự.

Các bài viết của Nhất chủ yếu đề cập đến các cá nhân. Vậy CQĐT phải triệu tập các người bị hại đến để lấy lời khai. Tiến hành đối chất.

Nếu Nhất yêu cầu thì CQĐT cũng phải cho Nhất được đối chất với các “bị hại”.

Vậy nên các bị hại chuẩn bị tinh thần để khai với CQĐT và đối chất với bị can Trương Duy Nhất.

Nếu không có lời khai của các bị hại thì coi như vụ án bị “thối” (từ vẫn được các cơ quan tố tụng dùng khi không điều tra được tội phạm), phải đình chỉ điều tra và xin lỗi, bồi thường cho người bị oan.

Vụ bắt ông Trương Duy Nhất có thể chỉ là một vở kịch do phe phái nào đó trong Đảng CS dàn dựng với diễn viên chính là ông Nhất.

Ông Nhất, do biết trước mình sẽ bị bắt và sẽ được thả sớm, đã đóng blog, bình thản hướng dẫn Công An đến khám xét nhà, rất thoải mái khi bị áp giải lên máy bay ra Hà Nội.

Hôm nay lại có tin nóng trên blog "phamvietdao": TBT Nguyễn Phú Trọng đang can thiệp để Bộ Công an thả ông Trương Duy Nhất.


Những diễn biến này, cùng với các loại hỏa mù đang được tung ra, đều là tình tiết của một vở kịch được dàn dựng rất khéo bởi những bậc thầy về dối trá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét