Đỗ Đức
Dân tộc mình trước kia cũng có nhiều thuần phong mỹ tục, nhưng từ khi du nhập cái chủ nghiã của mấy ông Tây và một ông Tàu vào thì nó phá vỡ, đổ nhào tất cả. Ngay cái khái niệm dân chủ thì cái chế đố Cs quỷ quái này cũng làm nó biến dạng. Ví dụ ngay cho dễ hiểu: trước kia nhân dân ta rất tôn trọng tôn ti trật tự trong giao tiếp, khi Việt Minh về tiếp quản các tỉnh thành miền Bắc thì hầm bà lằng tất cả, ai ai cũng "đồng chí"; nay tôi đã có cháu nội cháu ngoại, chúng đều gọi tôi bằng ông, nhưng chúng toàn gọi cố chủ tịch Hồ Chí Minh bằng "bác", điều này lại do chính cái nhà trường XHCN dạy dỗ. Hồi trước tôi ở chiến trường Tây Nguyên, khi chuẩn bị ra miền Bắc thì có chú bé đã nói: "Chú ra miền Bắc cho cháu gửi lời hỏi thăm đồng chí Lê nin" !!!! Có điều là chú bé này cứ tưởng "đồng chí" Lê nin còn sống và đang lãnh đạo nhân dân nước ta đánh Mỹ. Ôi chao giáo dục và tuyên truyền của CS!!
Thực ra ta cũng chẳng nên phân biệt Tây Tàu làm gì mà cứ cái gì tốt đẹp thì ta theo. Còn ta tiếp thu không biết gạn lọc, có lúc thì bài Tàu với thuyết Thoát Trung luận hay Thoát Hán gì đó, lúc lại bài Tây với lời lẽ chửi là lai căng. Nhiều khi cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần có cái mang tính toàn cầu. Ngườì Nhật khôn hơn ta là họ biết chọn lọc khi tiếp thu cái mới. Khoa học kỹ thuật thì họ học Tây, nhưng đối xử thì có cái họ lại học Tàu. Thực ra chỉ chẳng cứ người Nhật, ngay người miền Nam dưới chế độ Sài Gòn cũng thế thôi, họ cũng áp dụng lối quản lý kỷ luật chặt chẽ theo kiểu người Tây để bảo đảm tăng năng suất, nhưng họ cũng đối xử tình cảm theo đúng người Á Đông. Lại lấy ví dụ cụ thể cho dễ hiểu: Một bà giám đốc xí nghiệp tư nhân đi qua phân xưởng, thấy một công nhân đang ngủ, bà liền gọi lên văn phòng và duổi việc ngay. Sau đó nửa tháng, bà hỏi thăm công nhân này đã xin được việc làm ở chỗ mới chưa, biết công nhân này không xin được việc làm, bà liền gọi trở lại làm việc. Còn nhiều biểu hiện cụ thể khác, nhưng kể ra thì dài quá. Người công nhân này sau đó làm việc tốt hơn trước và trung thành với bà cho đến khi... ta vào tiếp quản miền Nam, xí nghiệp của bà rơi vào tay cách mạng.
Nay trở lại kiểu giáo dục của ta cho khỏi lạc đề tài: nhiều khi nền giáo dục và tuyên truyền cuả ta trở nên bất nhân và mất dạy. Hồi CCRĐ thì nêu khẩu hiệu "nợ máu phải trả máu" (giáo dục trước thì lấy ân trả oán, nếu cứ lấy oán trả oán thì cứ liên tiếp thù hằn lẫn nhau). Mất dạy là là đài báo của Đảng toàn gọi ông Diệm là "thằng NĐD" và vu cáo cho ông tập tèng với "thím Nhu".
Chính sách của nhà nước làm cho con người thành con vật, nhớ hồi những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước thì tính nhu cầu của một người một ngày cần 2.000 ca lo, điều này dẫn đến trả lương cho người lao động. Nhà nước coi con người như con vật, chỉ cần thỏa mãn ăn no mà thôi, mà định mức như thế cũng không chính xác, 2.000 ca lo thì chỉ đối với người bệnh không làm gì cả. Coi con người như con vật thì còn nói gì đến nhân phẩm. Cái giả dối giữa con người với con người cũng xuất phát từ thiếu thốn quá mà phải ăn quẩn lẫn nhau.
Lại còn có kiểu ai đối xử tế nhị lịch sự, nhẹ nhàng, ăn mặc chải chuốt thì lên án người ta là "tác phong tiểu tư sản". Còn tác phong chân chất công nông là chém to kho mặn. Điều này thì nay đã giảm, có cái biến mất, đó cũng do ta hội nhập với các nước văn nên đã được uốn nắn phong cách xã giao.
Thế nhưng lại phát sinh nhiều tệ nạn xấu hơn trước, đó là lừa dối, bịp bợm, thủ đoạn rất tàn nhẫn trong các cách kiếm tiền để làm giầu. lại còn thêm một điều đi ăn cướp hợp pháp, thế thì còn đâu tình nghĩa đồng bào, đồng loại, chắc ai cũng biết đó là chuyện cướp đất của dân. Lý thuyết thì ít, nhưng lấy thí dụ thực tế thì kể dài dài lắm.
Kết thúc, tôi chỉ muốn nói lên điều suy nghĩ của mình là chẳng hiểu nhiều ông bà quan chức hiện nay là thông gia (sui gia) của nhau mà trước kia là kẻ thù ở hai bờ chiến tuyến thì không biết có phải là nêu tấm gương hòa hợp hòa giải dân tộc hay không, hay chỉ là tiến hành hợp đồng hôn nhân để rồi dẫn đến hợp đồng làm ăn kinh tế?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét