Cô Tư Sài Gòn
Bà Đoàn Thị Kim Hồng - Phó BTC cuộc thi và các thí sinh tặng quà cho hai Mẹ Việt Nam anh hùng trong lễ khai mạc ngày hội du lịch biển Tam Thanh.
Làm từ thiện là thể hiện lòng nhân ái, từ bi. Làm từ thiện không phải là cái gì mới phát minh thời này, mà đã nằm sẵn trong thói quen, phong tục dân tộc.
Truyền thống dân Việt Nam từ lâu đã làm từ thiện, qua việc phát chẩn cho người đói, người nghèo, đặc biệt khởi động thành phong trào phát chẩn khi đất nước có thiên tai, nạn dữ... Do đó, ông bà mình thường nói, “thương người như thể thương thân,” hay dạy con cháu là hãy lấy “lá lành đùm lá rách...”
Sách sử kể rằng, Vua Lý Thánh Tông thời thế kỷ 11, khi gặp trời rất lạnh, nghĩ đến dân vua chạnh lòng với tả hữu: “Ta ở trong thâm cung, sưởi lò than, mặc áo hồ cừu mà khí lạnh như thế này huống gì những kẻ bị giam trong ngục thất, xiềng xích khổ đau, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm, một khi gặp cơn gió lạnh há chẳng chết rét ư? Ta rất đỗi thương xót.”
Vua cũng là người hỗ trợ cho Phật Giáo. Một phần giáo lý nhà Phật là kêu gọi giữ hạnh bố thí, giúp người.
Câu hỏi nơi đây là, truyền thống làm từ thiện bây giờ ra sao?
Báo Khám Phá có bài viết nêu ngay câu hỏi làm tưạ đề: “Người Sài Gòn làm từ thiện gấp 10 lần HN?”
Hà Nội, Hà Nội... thủ đô quyền lực... có phải chỉ là những anh nhà giàu bủn xỉn, mới nổi? Có đúng không?
Báo Khám Phá ghi về cuộc nghiên cứu “Đóng góp từ thiện tại Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương ở Hà Nội thực hiện với sự tài trợ của Quỹ Châu Á gần đây cho thấy tại thời điểm khảo sát, ở Hà Nội có 8% doanh nghiệp đang tham gia ít nhất vào một hoạt động từ thiện, trong khi ở TP.SG lên tới 66%.
Bài báo viết: “Trung bình mỗi năm các doanh nghiệp ở TP.HCM đóng góp cho hoạt động từ thiện số tiền nhiều hơn khoảng 8 - 9 lần so với các doanh nghiệp ở Hà Nội.”
Bản tin cũng ghi lời GS.TS Nguyễn Đình Cử (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) tỏ ra nghi ngờ con số thống kê trung bình các doanh nghiệp ở TP. Sài Gòn đóng góp cho hoạt động từ thiện số tiền nhiều hơn khoảng 8 - 9 lần so với Hà Nội. Theo ông Cử, con số chênh lệch quá cao. Tuy nhiên, ông Cử không tỏ ra bất ngờ trước thông tin doanh nghiệp Hà Nội làm từ thiện ít hơn Sài Gòn.
Báo Khám Phá ghi lời GS Cử: “Tôi có cảm nhận rằng, người Nam hào hiệp hơn, bởi lịch sử văn hóa dân di cư, người cũ thường giúp người mới đến khó khăn”.
Có phải vì dân Hà Nội đã bị nhuộm đỏ, nên luôn luôn mang tư tử đấu tranh giai cấp, vì trong thời gian Đảng CSVN cầm quyền thì những người nghèo có phải chỉ giai cấp tư sản bị “cướp sang tay mình” rồi, cho nên chẳng cần từ bi làm chi?
Có phải vì dân Sài Gòn đa số đứng về bên thua cuộc, nên biết thương nhau hơn -- và không hề xem bên thua cuộc là kẻ thù cần đày đọa để cho nói nghèo thêm?
Hay là lời Kinh Phật về pháp bố thí, hay chuyện vua Lý Thánh Tông đã bị bỏ quên?
Hay chỉ đơn giản, vì cán bộ phấn đấu gian nan mới lên đươc quan chức, do đó cần phải vơ vét sớm trước khi hạ cánh... còn chuyện làm từ thiện thì từ từ tính sau?
Khó vậy, lòng người Nam-Bắc dị biệt vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét