Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Xã hội dân sự cho Việt Nam là chìa khoá để xoá bất công độc tài

Nguyễn Hoà, T.T Hộ Phòng 

                     

Một bản thống kê giai tầng trong xã hội Việt Nam trong thời gian gần đây, của giáo sư Đỗ Thiên Kính, chuyên gia về phân tầng xã hội nói bậc thang phân tầng của Việt Nam hiện có thể được phân thành chín nhóm gồm các nhóm: lãnh đạo quản lý,- doanh nhân,- chuyên môn cao (hay trí thức), - nhân viên, - công nhân, - buôn bán dịch vụ, - lao động tiểu thủ công nghiệp, - lao động giản đơn - và dưới cùng là nông dân. Những sự phân chia các bậc thang giai tầng trên tưởng chừng là chuyện bình thường, nếu những quyền lợi và nghĩa vụ căn bản của công dân, được áp dụng cho mọi thành phần giai tầng, nhờ vào tính khả thi của luật pháp, và những chính sách trong mọi lĩnh vực, tạo sự công bằng – cơ hội phát triển không phân biệt. Tuy rằng điều đó còn tùy vào bối cảnh các nước, mà Việt Nam đang trên đà phát triển, hội nhập quốc tế. NHưng cũng không thể biện minh, một khi những điều tối thiểu dành cho cuộc sống người dân trong nước như : sự ổn định, an cư lạc nghiệp, sự bình đẳng trong các lãnh vực quyền cơ bản con người, và sự minh bạch luật pháp áp dụng không phân biệt. Là những tiền đề để xây dựng nên một xã hội phát triển và phồn thịnh, chưa nói gì đến sự quan tâm luôn phải cần có đối với những giai tầng thấp trong xã hội, thì nay vẫn không hiện thực, chưa nói là kết quả còn ngược lại. 



Rõ ràng sự quan tâm và chăm lo cho đời sống người dân và một nhà nước vì dân, cũng là sự chăm lo sự tồn tại của cả đất nước – dân tộc , đã không được thể hịện, thi hành, từ các giới chức trách nhiệm là giai tầng lãnh đạo, đến guồng máy các cấp chính quyền, gây ảnh hưởng toàn thể chứ không riêng gì đối với một giai tầng xã hội nào. Và một ý thức công dân tồn tại trong xã hội như thế, chỉ còn là những ý thức đặc quyền, đặc lợi, và cam chịu bất công nơi các giai tầng. Một số ít thành phần giai tầng được hưởng mọi quyền và lợi ích của mọi khía cạnh tài nguyên, tinh hoa của đất nước, bỏ mặt sự lầm thang của người dân, ích kỷ, vơ vét sự đóng góp của các thành phần giai tầng khác vào sự hưng thịnh của cả chế độ lẫn đất nước, thì kết quả của sự suy vong, rối loạn xã hội đi kèm theo sự lệ thuộc ngọai bang là không tránh khói. Và sự nguy hiểm nhất cho xã hội, dân tộc một nước, là sự phân rã tính liên hệ giữa người với người, ở mọi cấp độ tinh thần – cũng như vật chất. Những căn tính xâu xa nhất của một dân tộc, với những đặc thù và tính liên kết phong phú trong các truyền thống, tập quán. Không những để phân biệt với các dân tộc khác, mà còn là một sức mạnh chống lại sự đồng hóa từ những áp đặt hay cường quyền, với mục đích xóa sạch, và xiềng xích tự do - lương tâm con người trong những tham vọng bá quyền, thực dụng và vô luân. Hoặc duy trì vận mạng cao quí của con người trong những qui luật, trật tự nô dịch, lạc hậu, không những trong mọi giai tầng, mà còn trong tình thần và trái tim con người, suy tôn bản năng và đày đọa thân phận con người, xuống những giai tầng động vật thấp kém, không còn con người với những nền tảng : tự do – lý trí – và lương tri. 

Việc xây dựng các hình thức xã hội dân sự với đặc tính căn bản : Công dân – chính trị, qui tụ mọi thành phần giai tầng, ở mọi cấp độ đời sống trong tình hình đất nước Việt Nam , phải chăng khởi đi từ những ý thức tinh thần : Hòa bình – công lý, Tình thương – sự thật, nơi những cộng đoàn tôn giáo, dân sự, cũng như những hội đoàn thiện nguyện. Vốn vẫn còn “không gian” ít ỏi để họat động, dầu vẫn luôn bị lấn át , hủ hóa, nguy cơ hủ hóa, từ những tác động phiến diện, qui chụp của các cơ quan đoàn thể nhà nước. Để có thể xây dựng nên những chuẩn mực , làm kim chỉ nam cho họat động, tồn tại xã hội dân sự công khai. Bên cạnh những điều kiện, khả năng còn bất lợi , bởi những chính sách trì trệ, ấu trỉ, kèm kẹp, bạo lực lọai trừ, đối với những quyền cơ bản – và tinh thần xây dựng. Phải chăng điều đó có thể có khả năng đánh động được lương tri – thiện chí, trong bối cảnh hư – hóa của nhiều mặt trong đời sống con người, đi kèm trong những bối cạnh suy thóai, hiểm họa xâm lược, cũng như cơ hội trong các lĩnh vực hội nhập, vốn có thể tác động tích cực thay đổi, tránh được sự đối đầu toàn diện và bất khoan dung, vốn để lại hậu quả của mất mát và tàn phá không trừ một ai, giai tầng nào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét