An Bằng
Yêu bản thân là chuyện cũ xưa của loài người ( và cả loài vật) có một lịch sử chắc vài trăm triệu năm. Con người vừa sinh ra đả có ý thức về cái tôi của mình, nó đã sẵn sàng cho “ lối sống cá nhân ích kỷ, hẹp hòi. Chỉ biết có mình…” . Việc đó không cần … ai dạy ai cả. Buộc tội hay cỗ vũ nó chỉ làm mạnh hơn hay yếu đi chút ít, chứ không tạo ra nó cũng như không thể xóa bỏ nó. Đó là bản chất bất biến và mãi mãi, là sự thật tối cao, và là sức mạnh nội tại vĩ đại nhất ở mỗi một cá nhân. Nó hoàn toàn không phải tội lỗi hay tốt hoặc xấu ( cho đến khi, quá “vì mình” mà gây não hại cho người…thì mới sinh lắm chuyện ).
Sau khi “yêu” bản thân, chắc chắn một con người bình thường sẽ “ưu tiên“ yêu đến những gì “của nó”, yêu gia đình của nó, tài sản, danh vọng, quyền lực, uy tín…vv “của nó”. Chuyện đó cũng không cần ai phải dạy ai. Và cũng chẳng phải là tốt xấu, tội lỗi gì…Ai chả thế !
http://www.youtube.com/watch?v=QdbfwfGhfwo
Trẻ thơ dù cho có non nớt, trong trắng như tờ giấy trắng (về mặt kiến thức hay kinh nghiệm) đi nữa, thì hai thứ “tình yêu” thuộc về bản chất nói trên, vốn cũng đã có sẵn mạnh mẽ trong lòng chúng, y hịch như ở người lớn rồi. Đừng có mà …bé cái nhầm….
Nền Giáo dục ở các nước nhận ra và chấp nhận điều ở trên như lẽ đương nhiên, vì vậy nền họ không cần họp hành miên mang để vờ “ngạc nhiên, bức xúc” chi cả, họ dư thời gian để dành trí não và sức lực cho việc gầy dựng hơn, gầu dựng giá trị nhân phẩm, phát triển cá tính, tài năng, thúc đẩy sự tự chủ, đức tự tin, sáng tạo… Nói thẳng ra, Giáo dục ngoài việc trang bị các tri thức cần thiết phù hợp với thời đại , còn cần phải biết nương theo bản chất bất biến ấy của con người mà tìm cách hướng dẫn, không để nó “phát tác” mà thành tai họa chung. Giáo dục tốt và thành công chỉ khi khiến được cái sức mạnh của nó hướng về tha nhân ( văn minh) mà bớt đi phần vị kỷ ( hoang dã ), tạo được đam mê thiện lương. Ngày nay, Giáo dục thiên nhiều về gợi ý , gợi mở, kích thích tự suy luận…vv, sao cho nó tự mình nhận ra và hướng về những chuẩn giá trị thiện lương, trung thực….v.v Hoàn toàn không dám và cũng không thể “áp đặt” ! Họ tìm cách dạy con người tự giải phóng mình, chứ không dạy cách chui vào “cái rọ định kiến hay ý thức hệ “ cùng với thầy, cô.
Tệ nhất và sai lầm nhất trong quan điểm Giáo dục ( và cả Chính trị- Xã hội) là không chấp nhận sự thật về “cái tôi cá nhân” nói trên, lại chỉ khăng khăng buộc tội một cách vô lối cái bản chất tự nhiên ấy. Anh muốn xem con trẻ là gánh nặng thì anh sẽ tạo ra gánh nặng, anh nhìn chúng nó là tương lai thì anh tạo ra tương lai… Nền Giáo dục nào có quan niệm “buộc tội” như thế, sớm muộn cũng sẽ thất bại, sẽ lại sa lầy vào áp chế, sao chép, sáo rỗng, dối trá và bế tắt. ( Những thầy cô nào quan niệm “buộc tội” nhiều hơn “nâng đỡ, gợi mở, trợ giúp”, có lẽ nên tự “yêu mình và yêu gia đình mình” trước đi thì hơn. Quan sát tâm ý chính mình thật kỹ rồi hãy ra đứng trên bục mà dạy trò !).
Đó là nói cái quan niệm tệ hại trong Giáo dục chung chung ở nhiều quốc gia, chứ còn giáo dục XHCN thì còn tệ hơn thế nhiều.
Giáo dục XHCN là tuy biết rõ cả, nhưng cứ vờ như con người không có “cái tôi” nào cả, “học sinh là đơn giản, trong trắng, không có cá tính” ( nếu em học sinh nào lỡ có “cá tinh” thì buộc tội ngay cái tội “cá biệt”, bóp chết, dìm ngộp cái con người cá nhân tự do của người từ thuở bé ! ). Họ gọi cái con người robot tưởng tượng trong đầu họ là “ con người mới XHCN, vì quả là nó …mới thật ! Hic ) .
Tệ hại hơn nữa, là chăm chăm xây dựng mẫu người lý tưởng hoang đừờng xa lạ, gượng ép giả dối, rồi dùng mưu thuật chính trị, thiết lập hệ thống mà tha hồ áp chế, bẻ méo cái bản tính tự nhiên của học sinh và thầy cô giáo. Giáo dục XHCN là “giáo dục một thằng lính học trò” để sử dụng cho các trận càng tư tưởng, cho các mục tiêu chính trị tàn hại của đảng CSVN. Từ lâu, nó đâu phải là Giáo dục. Nó chỉ đơn giản là một hệ thống trại tập trung, để tẩy não vừa thầy vừa trò. Biến tướng kinh tế thị trường định hướng… ông Trọng, ngày nay lại còn khiến cho nó thành ra cái thứ Giáo dục Chợ trời nhốn nháo đầy trộm cắp, móc túi, rác rưởi, học đường toàn thứ hàng xén con buôn rẻ tiền, vô dụng …Nó chỉ là một loại “chợ giáo dục”chuyên kinh doanh… phụ huynh !
Bài viết trên chỉ đặt vấn đề, chẳng đi đến thiết thực hay dám chạm đến điều cơ bản nào của hệ thống Giáo dục XHCN, cho dù đã khá hơn vì có chút “dám nghĩ”. Tôi thật lòng ủng hộ. Nhưng phải nói thẳng, rằng rất đáng buồn bực mỗi khi nhìn sang các quốc gia văn minh tiến bộ, chẳng bao giờ thấy ai lại….cứ họp đi, họp lại, loay hoay lòng vòng mãi một chổ , tán về những vấn đề hiển nhiên, bất biến và cũ rich…như thể ! Bực hơn nữa khi gặp những “đại ngôn “ những là“ đổi mới” “đổi mới triệt để”… Có gì mà mới đâu nào… Sửa đổi, lập lại …sao là mới được, đã muốn “trở về” thì cứ nói thẳng là “trở về”…Lại giống hệt “đổi mới kinh tế”, bí quá , quay lại cái “cũ xì” mà cứ phải gọi là “mới” cho thòi bằng được món “trí tuệ đỉnh cao” nào đó.
Thật đáng buồn …cười cho cảnh “nhắm mắt sờ voi” của đám CS ngốc nghếch tham ác, đang…bí đái mọi bề !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét