T.T
Cuộc sống tại VN bây giờ được vậy cũng đã đáng quý, cũng mừng lắm rồi. So với cái thuở ” ĩa chưa xong mà người khác đã chờ sẵn, thò cặp đũa gắp bắt nhột đít! Cái thuở tại VN vẫn gánh thùng “cứt người” đi bán cho dân trồng rau , mà người mua vô tư “xắn tay áo” thò vào thùng ngóay, bóp…để kiểm tra “chất lượng sản phẩm” vì sợ người bán cố tình trộn đất thêm cho nặng để tính giá cao. So với thùng phân của nền kinh tế XHCN “tự lực cánh sinh” ấy, giờ này, như vầy đã là khá tiến bộ lắm rồi!
Tuy nhiên, thật là khiếm khuyết trong nhận định, nếu chúng ta cứ so sánh hời hợt với “đêm trước đổi mới”, để rồi tự hào đến buồn cười về chuyện VN “rũ buồn đứng dậy sáng loà” từ trong cái đám sình bao cấp, chuyên chính vô sản, kinh tế tập trung mà VN bị đẩy vào đó.
Sự phát tirển Kinh tế của VN theo một quy luật gọi là “Con cóc nhảy”: Cú nhảy ban đầu của con cóc VN là rất xa vì so với chuẩn …đứng yên! Ví dụ từ 2 cent lên đến những 5 đô la (vọt 250 %) ! Cú nhảy thứ hai ngắn hơn, khó hơn,nhưng có giá trị hơn vẫn có tỉ lệ “thành đạt “khá lớn ( ví dụ 150 % của 5$ quèn!). Những bước tiếp theo, ngày càng ngắn hơn, từ khó đến cực kỳ khó ( gọi là con cóc…mệt ) tuy nhiên nó là những tỉ lệ nhỏ trên một cái nền có giá trị to 3%-5% đối với hàng trăm ngàn tỉ $ của Nhật hoặc Mỹ là cả một sự mơ ước gần như vĩnh viễn khó đạt của Việt Nam? Hay ho gì mà cứ bám chặc một cách mù quán vào 250% của có 2 cent bạc, cứ so sánh lẩn quẩn trong luỹ tre làng mà không xem thử VN đang đứng ở đâu trên thế giới! Hiện nay “Con cóc ghẻ VN” mắc bịnh tham nhũng, bè phái lợi ích nhóm đục khóet sâu vào thân thể nên hết nhảy mà chỉ còn ”trườn” đi, dù mới chỉ ở bước thứ 3, thứ 4.
Thân Mỹ hay thân Tàu? Kinh tế thị trường hay kinh tế tập trung?…Thế kỷ 21 không hoài nghi về mô hình kinh tế nữa. Và cuộc chạy đua vĩ đại trên một thế giới không biên giới đã bắt đầu và rất khốc liệt. Nó giống như đua thuyền trên dòng nước ngược: không tiến thì lùi, là tụt hậu. Trong cuộc chạy đua này, văn hóa đạo đức xã hội và thượng tầng kiến trúc chính trị cũng là một trong những yếu tố quyết định. Nhiều dân tộc đã tự khẳng định sức mạnh của họ.
Nhìn về dân tộc Việt Nam, Cho dù có nhiều tiến bộ, nhưng cũng thật là lỡ làng trong mọi khía cạnh. Kiến thức khoa học kỹ thuật chưa đến đâu. Giáo dục bết nát. Văn hóa mơ hồ. Mô hình kinh tế nửa vời. Chính trị không minh bạch. Dân số 90 triệu dân, ở trong ngoài và trên cùng khắp thế giới, thế mà sức mạnh như một đứa bé.
Thêm một điều nữa, nền chính trị VN cần phải minh bạch không thể tồn tại một dạng cơ chế chính trị quái thai: đầu Cọng Sản, đít Tư bản…Trong thời đại kinh tế tri thức của ngày hôm nay, để khởi sự, chính trị cần phải minh bạch mới có khả năng quy tụ được sự tham gia của nhiều người. Mới tránh được lỗi lầm, và mới có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn. Chưa ý thức được điều này, là chưa bắt đầu cuộc chạy đua vô cùng khốc liệt và vô cùng hệ trọng cho tương lai của dân tộc.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét