Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Nghĩ Gì Khi Họ Nhìn Về Biển Đông?

Lê Dân

                    

Chiến trường Quảng Trị năm 72 là trận chiến khốc liệt nhất trong cuộc chiến Nam Bắ. Số binh lính Nam Bắc tham chiến lên đến hàng trăm ngàn người, khi kể luôn các địa phương quân. Lúc bấy giờ người Mỹ chỉ còn yểm trợ hải pháo ngoài biển, từ Đệ Thất Hạm Đội và yểm trợ các phi tuần B 52 từ Guam và Thái Lan. Số tử thương hai phía, ngay trung tâm thành phố nát vụn, toàn gạch đá, khoảng 11 ngàn người. Dưới cái nắng bốc lửa, rồi mưa xuống, mùi xác chết xông lên đến tận các máy bay, lúc bay ngang bầu trời này. Cách đây mấy năm, báo chí hải ngoại có phỏng vấn các sĩ quan cáo cấp như các Lữ Đoàn Trưởng Dù, Thủy Quân Lục Chiến đã tham gia cuộc chiến về số thương vong cả hai bên. Họ cho biết về phía miền Bắc, họ không biết được mà chỉ biết về đơn vị của mình. Cơ quan nắm con số chính xác phải là Tổng Tham Mưu. Riêng về phía Nhảy Dù và TQLC, số tử thương và bị thương, lên đến phân nữa quân số Sư Đoàn mỗi bên, làm cho hai tư lệnh Lê Quang Lưởng và Bùi Thế Lân hết sức bức xúc.



Cỗ thành Quảng Trị có chu vi khoảng 2000 m, dày 5m, có đoạn cao đến 9.2 m, chung quanh có đào hào bảo vê. Có khoảng 6 ngàn quân miền Bắc tử thủ trong đó. Lúc gần sáng, ngày tàn cuộc chiến, khi một người lính TQLC leo được lên thành, cấm lá cờ trên đó. Bức ảnh này, được báo chí thế giới đăng lên, nhưng không mấy ai biết rằng anh này chết liền sau 15 giây, khi có đến hàng trăm mủi súng nhắm vào người cắm cờ này.

Không thấy ai nói số phận những người lính sống sót miền Bắc trong Cỗ Thành ra sao ? Các sq Dù, TQLC nói rằng đa số đã kiệt sức vì lệnh cố thủ kéo dài quá lâu, con số thoát được không nhiều đâu. Trên một forum, một cựu sq miền Bắc tham gia trận đánh, may mắn còn sống sót, cũng nói con số thoát ra được buổi sáng hôm đó không nhiều. Mỗi khi sắp bị thả bom, họ đều được tàu gián điệp đánh cá Liên Xô ngoài biển Đông cho biết nhưng chạy đi đâu khi bị vây kín bốn phía. Trong QD đâu phải muốn rút là rút, đành nằm trong hầm chịu bom, pháo thôi.

Các vị Tướng Nam Bắc tham chiến trận Quảng Trị 72, hầu hết đã qua đời. Tướng Giáp được chôn cất nơi Vũng Chùa, Quảng Bình, quê hương ông. Không biết ông có nhìn vô Quảng Trị, chiến trường xưa. Theo ước nguyện của Tướng Ngô Quang Trưởng, bà vợ ông, con gái nhà văn Thạch Lam ( Tự Lực Văn Đoàn ) đem tro cốt ông từ Mỹ (Virginia) về, rãi ngay trên đèo Hãi Vân, từ cao điểm này ông có thể nhìn ra hết Vùng I, vùng lãnh thổ ông chịu trách nhiệm năm xưa.

Nếu hai ông cùng sống dậy, cùng nhìn ra Biển Đông, nơi HQ TQ đã chính thức chiếm đóng của VN, không biết hai ông sẽ nghĩ gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét