Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015
Mỹ có ngồi yên để cho TQ "múa gậy vườn hoang" không?
HOÀNG KỲ, Hội An
Sự phát triển của TQ càng lớn, thì con đường dẫn đến chiến tranh càng gần, càng xác định những tham vọng đầy nguy hiểm cho nhân loại. Một TQ "trổi dậy không hòa bình", sẽ chứa chấp những nguy cơ không lường trước được. Và, tới một mức độ nào đó thì TQ không thể dừng lại,chiến tranh khu vực có thể bộc phát bất cứ lúc nào,vì một khi Công Nghệ Quân sự của TQ là chính sách chủ đạo, giới quân sự diều hâu phải phát tác những tự tôn dân tộc, tự mãn về một sức mạnh Trung Hoa, phục hoạt chủ nghĩa dân tộc cực đoan mang đậm tư tưởng đại hán.
Phải nói TQ vẫn là một quốc gia dù ở bất cứ thể chế nào cũng phải phát huy cái tinh thần đại hán, và biểu lộ bằng cách chiếm đoạt, khống chế, xâm lấn biên địa của các lân bang, bằng cách này hay bằng cách khác, trên cả hai lãnh vực "Mềm" và "Cứng".
BIỂN ĐÔNG, BIỂN NHẬT (Hoa Đông) chắc chắn sẽ phải đối mặt với hạm đội TQ trong những năm tháng sắp tới, mức độ xung đột sẽ sẽ rất cao, và nó sẽ xẩy đến bất cứ lúc nào.
Những năm gần đây từ chính sách "xoay trục" của Mỹ, ta thấy các nước xung quanh TQ đều rất lo ngại về sự trổi dậy của TQ. Những ngân sách quốc phòng của nhiều nước xung quanh BIỂN ĐÔNG đều tăng tốc để đối phó với TQ, 3 cường quốc như NHẬT, ÚC, ẤN cũng phải trang bị quốc phòng, gây ảnh hưởng và liên minh với Mỹ vì nguy cơ TQ, cũng đã chứng tỏ vấn đề TQ đã ảnh hưởng đến tầm mức khu vực đến mức độ cao, và nếu TQ khống chế, hoặc thắng được khu vực BIỂN ĐÔNG, chắc chắn sẽ đe dọa bờ Tây nước Mỹ, vì những phi đạn chiến lược của TQ sẽ tiến gần Mỹ hơn.
Liệu Mỹ có ngồi yên để cho TQ "múa gậy vườn hoang" không? Chắc chắn là không. Nhưng tới thời điểm này thì Mỹ vẫn chưa cho rằng mức độ tham vọng quân sự của TQ đã vào cái trận đồ mà có thể là một cái bẫy rất khổng lồ, và được sửa soạn từng bước một.
Trung quốc sẽ phải đối mặt, không đường lựa chọn vì chính những phát triển công nghệ quân sự của họ, trong khi kinh tế TQ bắt đầu có dấu hiệu bất ổn, một cuộc chạy đua vũ trang của một quốc gia mà GDP bình quân chỉ mới khoảng trên 5000 usd, nếu TQ chạy đua vũ trang, chắc chắn sẽ đưa kinh tế TQ, vốn vẫn phải dựa trên những thị trường xuất cảng, những "đơn đặt hàng" của Tư bản MỸ. Nếu tử huyệt này bị khóa chắc chắn TQ sẽ loạn, và những lò lửa âm ỉ TÂY TẠNG, TÂN CƯƠNG vẫn là mối họa lớn trong lòng TQ.
Ngoài ra những vấn đề sinh tử trong Xã Hội TQ những năm sắp tới là TQ sẽ phải đối mặt với sự "già nua" dân số ,sa mạc hóa, vì ô nhiễm đã tới mức nguy hiểm,làm thay đổi khí hậu TQ. Thêm vào đó cái tử huyệt rất lớn của TQ là vẫn phải dựa váo dầu hỏa nhập siêu,để có thể nuôi công nghiệp TQ, và bộ máy quân sự khổng lồ đầy tham vọng.
Trước viễn ảnh một TQ hung hăng,mạnh gấp trăm lần VN,lại ở sát nách. Nắm vững hệ thống Chính trị bạc nhược,yếu hèn và bọn Lãnh đạo Đảng CSVN.Chính sách thâm độc của TQ đã xâm thực VN từ 2 thập niên,tàn phá nền kinh tế VN biến CSVN thành thứ kí sinh kinh tế , luôn luôn phải lệ thuộc kinh tế từ TQ, hay ngay cả các đối tác mà CSVN có được. TQ thâm độc cũng không bao giờ cản, hay lo ngại gì khi CSVN dựa vào những đầu tư của những nước ngoài TQ, vì đây cũng tạo ra sự yếu nhược,không thể độc lập kinh tế , và TQ vẫn có khả năng lũng đoạn, ngăn cản VN trong lãnh vực này nếu cần, vì những đối tác kinh tế ngay cả MỸ cho đến giai đoạn này vẫn phải đem lên bàn cân mà chọn lựa "Cái thị trường làm công" giữa TQ và VN, và rõ ràng VN vẫn chưa được coi là thị trường béo bở của tài phiệt MỸ, và những gì VN có được ngày hôm nay so với TQ thì cũng chỉ là cảnh quang hào nhoáng chỉ để VN sống khá hơn một chút, nhưng về nội lực dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN thì chỉ là một nền kinh tế rỗng ruột mà thôi.
Và, những sự tiến lại gần MỸ mà CSVN đạt được thành quả bao nhiêu thì ta cứ nhìn vào mức độ "nới lỏng có giới hạn" của MỸ về vũ khí, và những điều kiện mà MỸ đòi hỏi khi VN vào TPP là ta thấy ngay cái giá trị Địa chính trị của VN không quan trọng lắm với MỸ, vì rằng MỸ vẫn đề ra "lộ trình tương lai" cho thế hệ trẻ VN mà MỸ đã đầu tư hai thập niên qua, còn đám lãnh đạo già nua, bón não trạng hiện nay chẳng thể phù hợp với Chính sách MỸ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét