Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

KÊU GỌI TRẢ TỰ CHO TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM


                                              


Ngày 24 tháng 5 năm 2009, ông Trần Huỳnh Duy Thức - một doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời là một blogger – đã bị bắt và khởi tố ban đầu với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam chỉ vì ông đã thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa. Nhưng vào ngày 20 tháng 1 năm 2010, trong một phiên tòa diễn ra chỉ duy nhất một ngày, Trần Huỳnh Duy Thức và ba người cùng bị truy tố với ông trong vụ án, gồm các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long, bị đưa ra xét xử với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự. 


Ông Thức nhận án 16 năm tù kèm 5 năm quản chế, trong khi các ông Định, Trung và Long lần lượt nhận các mức án 5 năm, 7 năm và 5 năm tù kèm 3 năm quản chế.

Trái ngược với bản án tuyên tội hoạt động nhằm “lật đổ” chính quyền, các hoạt động bị đưa ra truy tố của ông Thức và những người bị kết án cùng ông thực chất chỉ là viết blog kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người (một bài viết ví dụ của ông
Thức: https://tranfami.wordpress.com/  Các bị cáo đã không được đưa ra xét xử trong một phiên tòa công bằng, khi mà thân nhân của họ cũng như các ký giả nước ngoài không được phép vào phòng xử án. Hơn nữa, micro của các bị cáo thường xuyên ngưng hoạt động mỗi khi đến lượt trình bày của luật sư bào chữa cho ông Thức, hay khi ông Long có ý định công khai trước tòa việc ông cùng các bị cáo khác đã bị bức cung để khai nhận tội. Theo các nhân chứng có mặt tại phiên xét xử, các thẩm phán chỉ dành ra 15 phút nghị án trong khi lại mất đến 45 phút đọc bản án, qua đó cho thấy khả năng bản án đã được chuẩn bị trước thời điểm phiên tòa diễn ra.

Vào ngày 23 tháng 11 năm 2012, Nhóm làm việc về chống giam giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (gọi tắt là WGAD) đã kết luận việc cầm tù ông Thức cùng những người bị đồng tuyên án với ông đã vi phạm quyền tự do tư tưởng và biểu đạt vốn được đảm bảo tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (gọi tắt là ICCPR). Theo đó, WGAD yêu cầu nhà nước Việt Nam trả tự do, đồng thời bồi thường thiệt hại cho những người trên nhằm tuân thủ đúng các nghĩa vụ quốc tế của nước này. Tuy Việt Nam đã chấp nhận 31 khuyến nghị kêu gọi tôn trọng và bảo vệ tự do biểu đạt trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 2014, cho đến nay nhà nước Việt Nam vẫn chưa giải quyết thỏa đáng trường hợp của ông Thức.

Hôm nay, ngày 24 tháng 5 năm 2015, đánh dấu 6 năm ngày ông Thức bị đẩy vào vòng lao lý. Hiện tại, ông Thức vẫn còn trong nhà tù cho dù ba người bạn còn lại của ông đã được trả tự do. Chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành những bước đi cần thiết để hủy bỏ bản án, lúc đó công lý mới được trả lại cho ông. Cộng đồng quốc tế và các tổ chức nhân quyền sẽ theo dõi các diễn biến tiếp theo.

Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế lẫn trong nước của mình bằng cách trả tự do ngay lập tức cho ông Thức và tất cả các tù nhân lương tâm khác như:

- Tạ Phong Tần, 

- Bùi Thị Minh Hằng.

- Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm),

- Nguyễn Hoàng Quốc Hùng,

- Đoàn Huy Chương,

- Nguyễn Văn Lý,

- Trần Vũ Anh Bình,

- Việt Khang,

- Đinh Nguyên Kha,

- Lê Quốc Quân.

2 nhận xét:

  1. Nhiều mẫu
    xe điện cân bằng
    hai bánh thông minh có giá rẻ và
    xe điện hai bánh to
    như xe phân khối lớn đang chờ đón các bạn tại Decalsaigon

    Trả lờiXóa
  2. Cập nhật giá cũng như kiểu phụ kiện dành cho táo 6
    ốp lưng iphone 6 plus
    phong cách, siêu phẩm
    bao da iphone 7
    mới nhất.

    Trả lờiXóa