NGÂN PHƯƠNG
Người không tinh ý có thể thấy hai ý niệm này chỉ là một hoặc chỉ là nói trẹo lại nhau. Nhưng thực chất chúng hoàn toàn khác hẳn, bởi vậy bé cái lầm hay hiểu cái nọ xọ cái kia mà một số lớn nhiều người mắc phải.
Chủ nghĩa xã hội là quan niệm hướng đến toàn xã hội một cách tự do, hồn nhiên và thiện nguyện. Đây là quan niệm sống đã có từ ngàn đời xa xưa của nhân loại. Nó là động lực giúp toàn xã hội phát triển và mọi người được hạnh phúc. Nó chế ngự hay thủ tiêu tính ích kỷ tự nhiên nơi mỗi người. Nên nói cách khác, sự tiến bộ của nhân loại là sự tiến bộ của ý thức xã hội, việc làm xã hội, hoạt động chung của toàn xã hội khách quan về mọi mặt mà không phải chỉ do chính trị quyết định. Chính trị chẳng qua là phương tiên phục vụ xã hội, quản lý chung xã hội, không bao giờ là đầu tàu quyết định mọi chuyện của xã hội.
Ngược lại xã hội chủ nghĩa là quan niệm và mục đích sống của chủ thuyết Mác, của những người mác xít, những người cộng sản. Có nghĩa chủ nghĩa xã hội phải do chính trị của học thuyết Mác chi phối, nhằm mục tiêu bao cấp, mọi người phải trở thành công cụ của chính trị lãnh đạo duy nhất là đảng cộng sản. Đó cũng chính là phiên bản chủ nghĩa xã hội tập thể do Lênin mang lại. Tức là nền kinh tế kế hoạch hóa, hay nền chính trị toàn trị, một nền kinh tế tập thể, chống lại tư hữu, như ông Hồ cũng nói phải tận diệt chủ nghĩa cá nhân cũng không ngoài ý nghĩa đó.
Cho nên sự khác nhau giữa hai khái niệm chính là do sự hiểu biết về cá nhân con người và xã hội con người ra sao. Nếu ai hiểu chính cá nhân mỗi người là mục đích, nhưng xã hội là điều thiết yếu để phát huy cá nhân, phải làm tốt xã hội để cá nhân được tốt, chính trị phục vụ kinh tế, văn hóa, nhân văn mà không phải ngược lại, đó là chủ nghĩa xã hội. Tức cái nền chung của nó là dân chủ tự do, cá nhân hòa hợp với xã hội, đó chính là chủ nghĩa xã hội nguyên khởi nhất.
Trong khi đó XHCN theo quan điểm Mác xít cộng sản là đi đến xã hội hóa toàn diện từ A tới Z, được hiểu là mục đích toàn diện, lãnh đạo toàn diện. Xã hội như một ý tưởng trừu tượng không có thật, không bao giờ hiện thực, vì nó chỉ là ảo tưởng, không tưởng, chẳng bao giờ là đích điểm hoàn hảo cả. Nhưng chính nó chà đạp lên mọi cá nhân chính đáng, hi sinh mọi tự do chính đáng của mỗi cá nhân. Chính quyền hay quyền lực chính trị thực chất rơi vào tay thiểu số, một nhóm nhỏ không hiệu quả thực chất mà lại nhân danh đủ thứ. Toàn xã hội khi đó chỉ sống trong sự nhân danh, bị quy thuộc vào sự nhân danh của thiểu số cầm quyền, mọi con người đều trở thành cá nhân, hoàn toàn ích kỷ, nhưng lại dưới nhãn mác hay chiêu bài là chủ nghĩa xã hội.
Đấy những điều thực tế là hoàn toàn như thế. Cho nên khối XHCN của Liên Xô trước đây sau thời gian dài đóng kịch giả tạo cuối cùng cũng phải sụp đổ và tan rã. Bởi vì cái thực chất bao giờ cũng là cái quyết định, và trước sau chủ nghĩa xã hội vẫn thắng còn XHCN tất yếu phải bị đào thải trong lịch sử chính đáng, lành mạnh, khách quan của nhân loại, đó chính là sự thật chân lý khách quan không bao giờ có thể bị lật ngược lại được. Nên mọi sự mập mờ đánh lận con đen như cách của Mác đưa ra cuối cùng phải bị cả nhân loại lên án chính là vì thế.
ghế rung trẻ em
Trả lờiXóa