Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

GIÀNG ƠI LÀ GIÀNG! NẾU BIẾT TRƯỚC NGÀY NAY BỌN MẦY NHƯ THẾ NẦY HỒI ĐÓ TAU NẤU CÁM HEO NÓNG, ĐỖ CHO BỌN BÂY CHẾT HẾT RỒI ! HÙNG- DŨNG -SANG-TRỌNG ĐÂU? MỞ MẮT MÀ XEM :Vượt sông tìm chữ


( GIA LAI ) Chúng tôi tìm đến xã An Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai), vào thời điểm nước chảy cuồn cuộn rất nguy hiểm. Đứng trên bến sông thuộc địa bàn xã An Trung, chứng kiến hàng chục em học sinh chen chúc nhau trên con thuyền cũ kỹ để kịp giờ đến lớp, chúng tôi không khỏi rùng mình.
 

Bất ngờ hơn, chị Đinh Hom ở xã An Trung cho biết: “Mấy đứa đó thuộc con nhà khá giả nên mới có tiền đi thuyền, chứ những đứa khác nhà nghèo thì phải lội sông đi học”. Được biết, các em phải mất 20.000 đồng tiền đò cho hành trình cả đi lẫn về. Số tiền đó không hề nhỏ đối với những gia đình nông dân ở vùng đất quanh năm chỉ biết bám sông Ba mưu sinh.
 

                           Các em học sinh ở xã An Trung lội sông đi học. Ảnh: Hải Anh
                                  Các em học sinh ở xã An Trung lội sông đi học. Ảnh: Hải Anh

Bước xuống từ con thuyền chòng chành, em H’lu, một học sinh lớp 4 vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi tâm sự: “Mùa nắng, chúng cháu phải lội qua sông đến trường. Đi thuyền vừa tốn tiền mà cũng không tránh được nguy hiểm. Mỗi lúc sóng to, gió lớn con thuyền chỉ chực để chìm, cháu rất sợ. Song cháu vẫn muốn đi học”.


Ở vùng đất hai mùa nắng gió, quanh năm đối diện với khô hạn rồi lũ lụt liên miên, không phải ai cũng có điều kiện như  H’Lu. Những em học sinh người Bahnar, điển hình là ở làng Biên, làng Kial (xã An Trung) quanh năm phải làm bạn cùng “hà bá” để được đến trường. Các em phải xắn quần, đội sách lên đầu rồi lội qua sông, những lúc gặp con nước lớn, đến được lớp thì cả áo quần và sách vở đều ướt sũng. Vì thế, trong chiếc cặp cũ kỹ của các em lúc nào cũng có bộ quần áo dự trữ được buộc chặt trong chiếc túi ni lông để thay khi sang đến bờ bên kia.

Thấy bơi qua sông nguy hiểm, các bậc phụ huynh tuy thương con nhưng đành khuyên chúng ở nhà phụ gia đình làm rẫy. Ở mảnh đất nghèo xơ, nghèo xác này, kiếm đủ ăn còn khó lấy đâu tiền cho con đi học. Vì thế, về đây kiếm được em học sinh lớp 4 rất khó. Do xã còn nghèo, nên không có trường lớp đầy đủ, sang lớp 4 các em phải đi học nội trú xã bên, cộng với việc hàng ngày phải lội sông đến lớp nên các em chỉ học hết lớp 3 là nghỉ.
 


                    Đường đến lớp của học sinh huyện Ngọc Hồi bị xói lở nghiêm trọng. Ảnh: Hải Anh
          Đường đến lớp của học sinh huyện Ngọc Hồi bị xói lở nghiêm trọng. Ảnh: Hải Anh
Từ ngày cầu Bung bị sập, thì các em học sinh tại các xã Ia Rmok, Krông Năng, Ia Rsươm…, (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) tuy không phải lội sông đi học như các bạn bên xã An Trung, nhưng hành trình đến trường của các em cũng gian nan không kém. Mỗi ngày, các em phải thức dậy từ sớm để kịp chuyến “phà”. “Phà” ở đây là hai chiếc ca nô nhỏ được buộc vào nhau bằng những sợi xích để chở người qua sông. Đi trên chiếc “phà” này chẳng khác gì dâng mạng sống cho thủy thần, song, vì giấc mơ chinh phục con chữ nên các em đành liều mạng đưa chân.

...Cứ qua một mùa mưa, trên gương mặt của các thầy cô giáo xã Đak Ang (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) lại hằn thêm một nỗi buồn, bởi sĩ số lớp học cứ vơi dần. Thầy Đinh Văn Truyền, Hiệu phó Trường THCS Ngô Quyền tâm sự: Trường có 3 điểm trường (thứ nhất ở làng Long Zôn, thứ hai ở làng Đak Blái và Đak Rơme, thứ ba ở làng Đak Sút). Khóa học năm 2012- 2013, cả 3 điểm trường có 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số với tổng số gần 150 em. “Tuy nhà nước và thầy cô hết sức tạo điều kiện cho các em đến đường, nhưng sau mỗi năm học số lượng học sinh lại giảm đi đáng kể”. Hàng ngày, hơn 100 học sinh làng Đak Blái, làng Đak Rơme (xã Đak Ang), phải lội sông, lội suối để đến lớp.

Thầy Phan Xuân Lý- giáo viên trường THCS Ngô Quyền cho biết: “Không chỉ học sinh phải lội suối đi học mà cô thầy ở đây cũng phải chịu cảnh đến lớp trong tình trạng áo quần ướt sũng”. Nếu không muốn lội suối thì phải đi đường vòng, xa hàng chục cây số mới tới được lớp. Dù gian nan là vậy, nhưng thầy trò trường Ngô Quyền vẫn không ngừng miệt trên hành trình chinh phục con chữ.

Không chỉ riêng các em học sinh ở huyện Krông Pa, Krông Chro (Gia Lai), huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) phải lội sông đi học, mà còn rất nhiều em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa các tỉnh khu vực Tây Nguyên đang ngày đêm mơ ước có một cây cầu. Ông Nguyễn Sỹ Thư- Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết: “Kon Tum có đến 54% người đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù nhà nước đã hỗ trợ rất nhiều cho những gia đình này, song đường đến trường của các em thì còn gặp nhiều trở ngại”.

Đối diện với mối nguy hiểm rình rập khi phải làm bạn với “hà bá” để đi học. Song nhiều năm qua, nhiều em học sinh ở khu vực Tây Nguyên vẫn luôn đạt được thành tích khá giỏi. Hy vọng sẻ sớm có những cây cầu bắc qua sông, để các em tiếp tục hành trình chinh phục con chữ.                        

 Hải Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét