Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Kinh tế Việt Nam liên tục có dấu hiệu bi quan.

CÔNG TRÁI PHIẾU IN RA BÁN LẠM PHÁT LÀ ĐIỀU KHÔNG TRÁNH KHỎI, DÂN LÃNH ĐỦ!


Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (TBKTSG) cho biết là đã có tới 60% doanh nghiệp bị khủng hoảng tác động.

Trong khi đó, báo Lao Động nói rằng nhiều công ty chứng khoán (CTCK) đã phải  “rút bớt nghiệp vụ và bị kiểm soát đặc biệt.”

Và báo Người Lao Động cho biết nhiều công ty nợ thuế đã biến mất, thế là cơ quan thu hồi nợ thuế đàng bó tay.

Viễn ảnh bi thảm này vẫn chưa có dấu hiệu tia sáng cuối đường hầm nào ló dạng.

Tờ TBKTSG hôm Thứ Tư 21-11-2012 cho biết, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã trở nên tổn thương hơn bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, theo một báo cáo do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương công bố sáng nay 21/11/2012.

Bản tin nói, báo cáo mang tên “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam – Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011” đã phỏng vấn gần 2.500 doanh nghiệp ở 10 tỉnh, thành như Hà Nội, TP.SG, Hải Phòng.

Có tới 60% doanh nghiệp được khảo sát cho biết, trong năm 2011 họ vẫn còn chịu tác động tiêu cực do môi trường kinh doanh xấu đi bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với chỉ 17% trong năm 2009.

Có tới 71% các doanh nghiệp ở miền Nam kể với khảo sát viên là họ gặp khó khăn nhiều hơn trong năm 2011, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 64% trong năm 2006.

TBKTSG cũng ghi nhận: “Khảo sát cho biết, có 39% doanh nghiệp báo cáo là gặp khó khăn về tiếp cận tín dụng. Gần 90% các doanh nghiệp phải tiếp cận với các khoản vay từ nguồn phi chính thức do khó khăn tại thị trường tín dụng chính thức.”

Trong khi đó, báo Lao Động hôm Thứ Tư cho biết, trong mấy ngày nay, thị trường liên tục đón nhận thông tin về việc các CTCK rút bớt nghiệp vụ và bị kiểm soát đặc biệt. Rút nghiệp vụ môi giới, nghiệp vụ tự doanh cũng đồng nghĩa với việc các CTCK này dần rút chân ra khỏi thị trường.

Bản tin cũng ghi nhận: “Còn đối với các trường hợp rơi vào tình trạng bị kiểm soát đặc biệt, nếu trong vòng 6 tháng không khắc phục được tình trạng này sẽ bị đình chỉ hoạt động. Hoạt động tái cấu trúc hệ thống các CTCK đang bước vào giai đoạn tăng tốc và căng thẳng.”

Bản tin cũng cho biết:

“Theo thống kê, hiện có 3 CTCK đã bị đình chỉ, 7 CTCK bị đưa vào diện kiểm soát. Được biết, một số CTCK khác trong thời gian tới cũng sẽ rơi vào tình trạng bị kiểm soát. Không chỉ với những trường hợp trên mà với hệ thống các CTCK hiện nay, cuộc tái cấu trúc đang ở giai đoạn quyết liệt và căng thẳng...”

Thêm nữa, báo Người Lao Động ghi về tình hình nhiều doanh nghiệp (DN) nợ thuế đã biến mất.
Báo này nói rằng, các biện pháp thu hồi nợ thuế chỉ có hiệu quả đối với doanh nghiệp còn hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp đã bỏ trốn, cơ quan thuế gần như bó tay.

Bản tin NLD ghi nhận:

“Về hiện tượng DN nợ dắt dây lẫn nhau, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây không phải là vấn đề mới nhưng đặc biệt bùng nổ trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Chính quyền địa phương nợ DN thông qua những dự án, DN sản xuất nợ DN cung cấp nguyên liệu, DN phân phối nợ nhà sản xuất, chủ đầu tư nợ nhà thầu, khách hàng nợ chủ đầu tư…

Nợ kéo nợ, nợ dồn nợ… cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát khiến DN nào cũng nợ nần, kiệt quệ. Tình hình càng tồi tệ hơn khi kinh tế khó khăn, sức mua giảm sút, tồn kho nhiều, DN không làm ăn được nên càng không có tiền trả nợ.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét