Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nghề Thợ Quét Vôi hôm nay

Revolution fist.jpg

Lịch sử nước ta có bao giờ tăm tối lầm than như vậy không? Nông dân bị cướp đất khắp nơi, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Họ phải rời quê để tha phương cầu thực. Và họ trở thành công nhân bất đắc dĩ như chúng ta bị đảng và nhà nước tư bản đỏ bóc lột đến tận xương tủy. Quan điểm coi nhân công giá rẻ là một lợi thế cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam là hết sức tàn nhẫn. Họ đưa vấn đề này làm mồi thu hút sự đầu tư của tư bản nước ngoài....
Điều cấp bách nhất hiện nay là anh chị em chúng ta xuống đường đòi cải thiện đời sống. Nếu cứ cam chịu thì tương lai của anh chị em ta càng mờ mịt hơn. Ở đâu có áp bức ở đấy có đấu tranh, đó là lẽ đương nhiên. Vì quyển lợi thiết thực của bản thân; vì tương lai tươi sáng của đất nước. Chúng tôi kêu gọi anh chị em công nhân Việt nam hăng hái xuống đường;biểu tình; đình công…Đòi hỏi nhà cầm quyền phải đáp ứng những nguyện vọng chính đáng. Chúng tôi luôn luôn sát cánh bên anh chị emcộng sản đã cầm quyền ở nước ta hàng chục năm. Trong hàng chục năm đó, họ luôn miệng nói là đại diện cho giai cấp công nhân để lãnh đạo đất nước. Nhưng thực tế thì sao? Họ chỉ là một lũ lưu manh, đểu cáng và tham tàn. Lịch sử   


Nhà nước Cộng Sản Việt Nam quản lý đất nước bằng chính sách kế hoạch hóa. Theo đó, mọi lĩnh vực của đời sống được Đảng lãnh đạo và giám sát tuyệt đối. Chính sách bao cấp một thời là minh chứng sống động và hùng hồn cho các thế hệ mai sau về điều đó. Bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng được đảng tôn lên hàng cao quý, đồng thời huy động giới nhạc sĩ sáng tác ca khúc để ngợi ca. Ví như nghề thợ Lò thì có bài hát “Tôi là người thợ Lò”, nghề trồng lúa thì có bài “Hát về cây lúa hôm nay”, nghề quét vôi thì có bài “Em là Thợ quét vôi”...; Vì vậy những ngành nghề đó không còn đơn thuần chỉ mang tính chuyên môn, mà đã đi vào nghệ thuật. Mà một khi đã được đi vào nghệ thuật thì những người lao động chỉ việc yên tâm và tự hào mà cống hiến hết sức lực của mình để mà xây dựng chủ nghĩa xã hội tươi đẹp.


“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” chứ không thể đẽo cày giữa đường được, chúng ta cũng phải chọn lấy một nghề trong số muôn vàn những nghề mà đảng ca ngợi. Bởi vậy, nghề mà chúng ta muốn đề cập hôm nay là: Nghề Thợ quét Vôi.

 Để những người thợ quét vôi lúc bấy giờ có thể tự hào về nghề nghiệp của mình, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã sáng tác bài hát mang tên: “Em là Thợ quét Vôi”. Bài hát có đoạn mở đầu như sau:

Ơ...tường trắng...tường xanh...ơ tường vàng

Em là thợ quét vôi

Quét nên (ơ) tường trắng, tường xanh, tường vàng

Xanh vàng xanh trắng xanh

Xanh vàng xanh trắng xanh...”

Vì thế mà ai cũng hiểu và hình dung nghề quét vôi là thế, nhiều sắc màu lung linh, cứ như những đám mây ngũ sắc trên thiên đường vậy.

                          "nhiều sắc màu lung linh, cứ như những đám mây ngũ sắc trên thiên đường "   

 Có thể mọi người cho rằng quét vôi là một nghề đơn giản, ai cũng có thể làm được. Kỳ thực không phải vậy, để trở thành một người thợ quét vôi giỏi thì phải công phu học hỏi và trãi qua nhiều thử thách. Không chỉ có thế, nghề này còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động cao. Không hiếm người đã tử nạn khi làm việc ở độ cao mà coi nhẹ bảo hộ lao động, trong khi mồm lại lẩm nhẩm hát bài hát nói trên. Đây là một nghề làm đẹp cho đời, rất đáng để chúng ta tìm hiểu. Để khỏi sáo rỗng và chỉ hô khẩu hiệu như giới quan chức cộng sản, chúng ta phải biết nghề “Xanh vàng xanh trắng xanh” là như thế nào. Bản thân người viết không làm nghề này nhưng cũng đã cầm chổi quét được vôi và biết lăn sơn, tuy không giỏi nhưng cũng được mọi người khen là đẹp.

Thời nay, công việc quét vôi không còn bị đảng quản lý và chỉ đạo nữa, tuy nhiên vẫn nhiều long đong như mọi ngành nghề khác trên đất nước Việt Nam ta.

Hồi trước, khi nghề xây dựng chưa có sơn nước thì người ta chỉ quét vôi hoặc ve màu khi hoàn thiện công trình. Giờ đây, với nhiều sản phẩm sơn nước đủ màu sắc, nghề quét vôi cũng trở nên thịnh vượng hơn bởi tính đa dạng của nó. Nghề quét vôi – sơn nước bây giờ không phải làm việc theo kiểu “trường học xã hội chủ nghĩa” nữa nên có thu nhập khá cao, cũng bớt đi phần khổ cực.

Khi làm việc, bạn phải chà nhám, leo trèo, cầm chổi quét hoặc lăn ru-lô. Để thành thạo những kỹ năng này thực không phải dễ. Bạn không được để vôi hay sơn rơi vào mắt, vào người, không để bắn tứ tung ra hiện trường. Kỹ năng quan trọng nhất là phải làm việc tốt ở trên cao, trong khi bạn leo trèo mà vẫn làm đẹp mà một điều rất khó.

Để hoàn thiện một bức tường mới mọi việc đơn giản hơn nhiều khi quét và sơn lại tường cũ. Đối với tường mới, bạn chỉ cần trét mát-tít để che những chỗ lồi lõm của tường, sau đó quét sơn nền màu trắng, cuối cùng là màu mà gia chủ ưng ý lựa chọn. Bước đầu tiên bao giờ cũng là làm phẳng bề mặt của tường, khi đã có mặt phẳng tương đối, bạn mới có thể tiến hành công việc quét và sơn. Quét và sơn những bức tường cũ quả là một thử thách đối với người thợ, thời gian để hoàn thiện lâu và đòi hỏi sự kiên trì hơn nhiều so với khi sơn tường mới. Trước hết bạn phải cạo lớp sơn cũ rồi chà nhám tường. Để cạo tường, cần có một cái sủn (như cái xẻng nhỏ) để cạo lớp vôi cũ. Dụng cụ để chà nhám là bàn chải sắt và giấy nhám chuyên dụng. Người thợ bao giờ cũng phải chuẩn bị cho mình một cái thùng ngâm vôi (hoặc sơn) để ngâm chổi và ru-lô trước khi nhúng vào lớp sơn mới. Tạo được một chiếc chổi quét vôi tốt cũng là điều quan trọng trong công đoạn làm việc của người thợ. Người làm phải tự bó lấy chổi cho vừa ý với mình thì khi quét mới nhanh và đẹp được. Đây là loại chổi cỏ mềm, lại không được để sót bông cỏ để khi quét không bị dính vào tường. Đầu chổi phải đều và mềm mới không gây nên vết xước và nhẹ nhàng khi chạm vào tường.  Sau khi đã có lớp vôi hoặc sơn lót, người thợ bắt đầu dùng ru-lô để lăn sơn nước lên tường. Ru-lô cũng phải có mặt bông tốt để không bị đứt sợi bông khi lăn lên mặt tường nhẵn.

Thật không đơn giản khi người thợ đứng trên giàn giáo cao, trong khi tay phải nhúng một lượng vôi hoặc sơn vừa phải để không bị rớt ra, kế đó là quét cho thật đều và mỹ thuật. Người thợ sơn cũng phải nên đeo khẩu trang và kính bảo hộ để không bị sơn rơi vào mắt, vào miệng. Một bức tường hoàn thiện sau khi sơn là màu phải đều, không được chỗ đậm chỗ nhạt, không được loang lỗ. Bức tường được coi là đẹp khi trông như bức thảm một màu, chứ không phải lem luốc rơi vãi. Để làm được như vậy, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao và ý thức làm việc tốt.

Là một nghề làm đẹp cho đời, người thợ quét vôi có mặt khắp mọi công trình. Mọi người yêu mến họ, và đều mong cho họ yêu nghề và có một cuộc sống tốt. Đặc biệt là khi làm việc ở độ cao, nên đặt vấn đề an toàn lao động lên hàng đầu, chớ có vừa làm mà vừa hát “Ơ...tường trắng...tường xanh...ơ tường vàng...” thì dễ tai nạn như chơi đó nghe.

 Huỳnh Công Đoàn  06.12.2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét