Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Dạy và học, bàn góp


Văn Đức


                               

                           Bạo lực học đường bùng nổ là một vấn nạn trong xã hội Việt Nam hiện nay. 


Xin hãy bắt đầu trở lại: Dân khí! Xin hãy làm lại từ đầu: Giáo dục! 

1. Dạy và học, nói theo “kinh viện” là “giáo dục”; dùng tiêu đề “nôm na” này là cố ý cho hợp tầm người viết. Dù đây là đề tài luôn được sự trân trọng quan tâm của nhiều người (như những bài về “trí thức”, về “nguyên khí”, etc. gần đây), nhưng trong tình trạng lạm phát và tiền khủng hoảng kinh tế hiện thời thì có phải là lạc đề không? Chúng tôi cho rằng không những không lạc đề mà còn cần thiết để xem xét lại một cách chi tiết và toàn diện tình hình. Phần trình bày sau đây là tổng hợp suy nghĩ sau những tìm hiểu và trải nghiệm; chúng tôi trình bày theo tinh thần “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Bụt” (nói thẳng thực tình, nhận rõ bản chất và hoàn thiện nhận thức). Rất hy vọng được sự chỉ giáo của bạn hữu. 



2. Giáo dục, xét về mặt xã hội thì hoạt động này lấy “dạy” làm chính; tuy nhiên, xét về mặt tu rèn cá nhân con người và đạo lý xã hội thì “học” mới là cốt lõi. Học là quá trình tiếp thu và chắt lọc hiểu biết để nâng cao trí thức cá nhân góp phần sống đúng và sống tốt trong cộng đồng. Từ nhìn nhận (quan điểm) này, có 3 câu hỏi:

Quá trình học của con người được phân định thế nào?

Việc học đóng góp gì cho cộng đồng (xã hội)? và

Người dạy cần nhìn việc học như thế nào cho đúng thực chất của nó?

Chúng tôi xin lược trình kiến giải về từng vấn đề. 

3. Về quá trình tu học của con người, không gì bằng dẫn ra công thức của đức Khổng tử: “tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ” (nghĩa là học cho biết và sống cho đúng cái đạo con người, thực hiện những điều đạo đức đó trong gia đình, góp ý kiến và công sức vào việc cộng đồng, giúp các cộng đồng sống hoà hữu với nhau). 

Xem kỹ thì thấy đó là tuần tự phải theo mới làm được, từ thấp lên cao, từ cơ sở lên toàn thể. Điều lý thú là cái câu chữ Nho này lại có cấu trúc ngữ nghĩa – như diễn giải – rất “Việt”, nhưng khi “dịch” ra tiếng Việt thì không hiểu sao lại “chổng ngược” theo kiểu ngữ pháp Tàu: “Làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân”? Có phải vì thế chăng, mà việc giành quyền làm chủ (lãnh đạo) xã hội (cơ sở cho quyền làm chủ thiên nhiên, đất, ruộng, tiền…) được ưu tiên? Và khi những con người chửa thành người (chưa có đạo đức và biết trách nhiệm trong cộng đồng) đã “thành danh” (có chức vị) thì lập tức họ mang công quỹ (mồ hôi nước mắt của dân) đi đánh bạc? Thật đơn giản và… “nhỡn tiền”. Do thiếu giáo dục [1] hay giáo dục sai mà thành như vậy!

Chuyện cá nhân là bộ phận gắn kết với cộng đồng thì cũng cổ như nhân loại, nhắc đến chỉ là do cần thiết. Người Việt có những câu cửa miệng: Chết cả đống hơn sống một người [nghe ghê ghê, nhưng cũng có thể hiểu rằng: cả đống mà chết thì 1 người (thậm chí “một nhóm người”) cũng không sống được]; hay: “Mạnh, là mạnh cả bè, / Mạnh chi cây nứa le te một mình.” Ở đây tôi muốn dẫn thêm lời của một người khác để thấy con người có những tương đồng, trong bản chất và tư duy; văn sĩ người Anh John Donne (1572-1631) đã viết: “…mỗi con người là một phần trong đại khối nhân sinh, như bộ phận gắn liền cùng đại lục…” [2]

Thế còn cái “cần thiết” ở đây là gì? Là công việc dạy và học cho/của mỗi con người cần hướng tới việc đóng góp và chuẩn bị cho sự phát triển kế tiếp của xã hội. Làm thông (giải quyết) điểm này, công việc giáo dục sẽ thoáng và việc học cũng kết quả tốt hơn: học xong có việc làm, sống đúng và sống tốt. Trước khi (và cũng để chuẩn bị) đi vào chi tiết cụ thể phương thức giáo dục phương Tây, chúng ta cần xác định xã hội phương tây là xã hội gì và họ đã chuẩn bị “đào tạo thế hệ tương lai cho đời sau” như thế nào: xã hội phương tây là xã hội dân chủ, đa nguyện và, vì thế, luôn phát triển. [Những điểm sau đây dựa trên bài dịch “nhóm hội là gì” và ý kiến ngắn về phổ thông trung học (Gymnasium) gần đây.] 

4. Công việc dạy học dựa trên cơ sở khoa học
Người Việt có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ…” Người châu Âu đi vào chi tiết dạy học sau khi tiến hành những nghiên cứu khoa học công phu và toàn diện con người từ buổi sơ sinh. Có thể tìm đọc những số liệu cụ thể trong các sách phổ thông về giáo dục: Trẻ em mới sinh và trong những năm-tháng tuổi kế tiếp thì thể trạng và não bộ phát triển thế nào? Tương ứng các thời kỳ thì chúng có khả năng gì? Không có những nghiên cứu đó thì việc nuôi dạy (dưỡng dục) có thể nói là rất phi khoa học. Không hiểu cơ chế và thời kỳ bập bẹ tập nói của trẻ, không biết rõ lượng từ các trẻ có thể nhớ và hiểu trong mỗi lớp tuổi thì rất khó xác định mục tiêu và chương trình dạy tiếng; thí dụ vậy. Chưa có được những tài liệu về giáo dục của Việt Nam, nhưng tôi không tin là những nhà chuyên môn giáo dục ở ta không nắm được và nêu ra những điểm cơ sở này. Vấn đề là biến nó thành chương trình cụ thể, khoa học chứ không làm một cách duy ý chí.

Giáo dục một cách khoa học nghĩa là nắm rõ bản chất đối tượng để đưa ra những biện pháp dạy học thích hợp nhằm đem lại kết quả tốt. Chính là hiểu rõ tâm sinh lý các bậc tuổi mà người châu Âu đề ra những cách thức và nhu cầu giáo dục cụ thể cho từng bậc học; chính hiểu rõ cơ chế hoạt động của não bộ mà giáo dục châu Âu coi trọng vấn đề trang bị cách thức tư duy bên cạnh việc cung cấp tri thức. Thực ra những điều này cũng không quá xa lạ với tư duy Á đông hay Việt Nam: giáo lý Bút-đa coi trọng “pháp thí” (dạy nguyên lý, cách thức nghĩ bàn, v.v…) hơn “tài/vật thí”, còn dân gian ta thì nói “cho nhau vàng khối không bằng trỏ lối (phương pháp, cách thức) đi buôn”. Xin hãy coi trọng việc học cách thức và phương pháp chứ đừng quá tập trung vào “thu hút ngoại tệ (vàng khối) mọi nguồn”!

Điểm kế tiếp là quan trọng và quyết định. 

5. Giáo dục hướng vào việc xây dựng xã hội đa nguyên và dân chủ
Qua kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn, qua thực tế phát triển cộng đồng, người châu Âu (xin hiểu cũng bao gồm cả Mỹ) quan niệm phát triển cá nhân là điều kiện phát triển của xã hội. Giáo dục châu Âu lấy phương châm “mỗi cá nhân phải mạnh” trong khi giáo dục Mỹ hướng sâu vào cộng tác tổ nhóm (team work). Con người chỉ phát huy khả năng trong nhóm hội, cho nên văn hoá sinh hoạt nhóm hội, văn hoá tổ chức được giảng dạy cụ theo từng cấp học. Cái “bè” dân ta nói chính là “nhóm hội”. Không có sinh hoạt nhóm hội thì tư duy không được trao đổi và nâng cao để thành ý tưởng hay lý tưởng. Khi lý tưởng và niềm tin phải xin-cho thì không thể nào bền vững được, chẳng khác gì lâu đài trên cát. [nhớ có lời bài hát: đảng đã cho ta niềm tin và ước vọng (!)]

Qua việc xem xét sinh hoạt dân chủ châu Âu, ta có thể thấy rõ: đó là hình thức sinh hoạt phát huy được sức mạnh cộng đồng (quốc gia). Tuy nhiên đó cũng là kết quả một quá trình xây dựng lâu dài và chưa bao giờ hoàn tất. Việc xem xét này cho ta 2 nhận xét: thứ nhất, quan niệm về dân chủ của người châu Âu ngày nay đã khác xưa: cụ thể và gần chân lý hơn; thứ hai, chúng ta vẫn chưa nắm rõ quá trình phát triển đó của châu Âu. Dân chủ (Demokratie) không chỉ được định nghĩa đơn giản là “quyền làm chủ của nhân dân”; nó được diễn giải cụ thể như sau:

Demokratie ist gemeinsam Zukunft gestalten.

Dân chủ là cộng tác kiến tạo tương lai. 

Nói “cộng tác – gemeinsam” là nói sự làm việc chung giữa các nhóm hội, đảng phái; nghĩa là, trước hết, cần “đa nguyên” để các tư tưởng khác nhau có điều kiện phát triển, cái tốt có được đồng thuận, cái xấu bị vạch ra và phê phán. Sự “cộng tác” của “đa nguyên” chính là “dân chủ”. Ngày nay chúng ta yếu, chúng ta xấu là do thiếu những cái tốt này! Học sinh các nước châu Âu được chuẩn bị để sống trong (và cho) xã hội như vậy. 

6. Nói thêm

Đã “bàn góp” mà còn “nói thêm”? Thực ra chỉ xin nêu nhận xét rất là… khe khẽ!

Chúng ta có hai lần thống nhất quốc gia: nhà Nguyễn và nhà “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam“. Nhà Nguyễn tiếp tục mô hình “hoàng đế Tàu”, nhà Xã hội Chủ nghĩa tiếp tục toàn trị 1 đảng. Cả 2 “nhà”, nói như ông Võ Văn Kiệt, “… đã tỏ ra ‘đuối sức’ trước nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra trong cơn lốc xây dựng và phát triển…” Nhà Nguyễn thì triều đình không quản nổi địa phương, dân đói, làm loạn và theo “tà” đạo. Nhà “ta” thì dù “Đảng phải có kế hoạch thật tốt” nhưng vẫn phải bỏ để “khoán 10” và lao theo “kinh tế thị trường”. Nhà Nguyễn mất đất; nhà “ta” mất… nhiều hơn chút ít!

Chúng ta có 3 việc làm sai:

Nhà Nguyễn gom tiền đi mua “tàu đồng” để sau đó đem đi bán kim loại vụn.

Nhà “ta”, cả Nam lẫn Bắc, gom sức đi… xin viện trợ súng đạn về… uýnh nhau.

Ngày nay đổi giọng “làm bạn với tất cả các nước” để … xin tiền.
Thế là cả súng lẫn tiền: Của người, người lại lấy đi!

Xin hãy bắt đầu trở lại: Dân khí! Xin hãy làm lại từ đầu: Giáo dục! 

1 nhận xét:

  1. chẩn những chúng lấn đất, lấn biển, mà còn đan dân biến nhân dân ta trở nên bằng cùng, TQ và CS đan dần làm điều đó, bọn CS sợ hải TQ và ủm hộ cho chúng giúp đở Lào xây dựng đập xayabury , trên sông mê công làm cho vùng đồng bằng sông cửu long chúng ta, một trong những vùng sản xuấn lúa gạo chúng ta sẽ đi về đâu, khi đồng băng sông cửu long dưa vào nguôn phu sa chủ yếu của dòng sông này, nhân ta trong vòng 7 năm tớ sẽ sống ra ao khi dòng sông ngày càn cạn kiệt nguồn nước.
    Anh em ta điều là những nhà trí thức nhưng anh em chỉ biết nói thì bọn CS sẽ chết à, nếu chúng ta không có một hành động cụ thể, để thể hiện mình chứ, hay anh em đã sợ nhà tù của bọn CS roi, khi mình cần xự giúp đở của các anh em thì không có một anh em nào giúp mình cả , dù một câu động viên, anh em chỉ biết bàng về tình hình biển đông, tình hình thế giới thì như vậy bọn CS sẽ đầu hành à, anh em đã quên bọn CS đã làm gì vào mùa xuân 1968 à, mình muốn kỉ niệm năm 1968 ấy cho bọn CS thấy anh em ta quẩn chưa quên, tết sấp đến mà anh em chẩn có làm gì, ngày qua ngày càn làm cho mình buôn thêm khi thấy bọn CS vẩn còn đó, anh em nếu ai còn chúc gì của chế độ việt nam cộng Hòa, thì xin anh em giúp mình hành động gì một việt nam tự do trong ngày tết này, mình đan cần một số cờ việt nam Cộng Hòa, 1 máy vi tín, một máy in, 1 máy photo, mong anh em giúp đở mình, hây một sáng kiến cũng được mình rất cảm ơn, mình không sở các nhà tù của bọn CS, anh em vẩn còn nhớn chính vào mùa xuân năm 1968 bọn CS đã làm cho biết bao nhiêu người không được đoán một cái tết an lành, đãm làm cho biết bao nhiêu người phải xa nhau mãi mãi, vào năm 1968 ấy chính bọn CS đã phá vở một hiệp định đây bao người phải đoán một cái tết trong máu và lửa,chính gì mình hiểu nối đau đó của bọn CS đã làm , mình muốn kỉ niệm ngày tết mậu thân năm ấy, mình định hành động gì một việt nam tự do, ngay tại nơi mình đang sống, để cho bọn CS thấy chế độ VNTD vẩn còn đó và một việt nam tự do đan dần đứng lên,như gì nơi mình ở là một vùng nông thôn nên mình không có đủ một số thứ nên mới nhơ anh em đóng góp cho mình, anh em ta chất đã nghe về vụ tại nhà thờ thái hà, vụ tại ca mau, và chất anh em ta cũng đã nghe về một mùa xuân arap nhưng anh em ta có rút ga gì từ nhưng việc ấy, mình thì chỉ có một hoài vọng nhỏ cho một mùa xuân 1968, để cho bọn CS thấy được ý trí của anh em ta, mình thì chỉ có ý nghỉ như thế nếu anh em nào có ý hay hơn xin góp ý mình xin cảm ơn, để anh em ta có một hành động nhất quá , và đồng lòng cho bọn CS thấy, hoặc anh em nào có những công nghệ nào giúp ích cho việc chống CS thì xin anh em chỉ dạy thêm cho mình mình rất cảm ơn anh em anh em cũng thông cảm cho mình gì mình không có học thức cao nên mình viết có gì sai xoát mong anh em bỏ qua, gì thời giáng quá rấp mình không kịp chỉnh sửa lại mong anh em thong cảm. anh em ủm hộ mình xin gửi vào tài khoản ngân hàng AGRIBANK số tài khoản 9704050664910366, hoặc qua địa chỉ

    Jack_jack_02@yahoo.com.vn , anh em hay đồng lòng một mùa xuân không bình yên đối với bọn CS

    Trả lờiXóa