Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

CŨNG CHÍNH TỪ CÁI QUÁI DỊ LÚC BAN ĐẦU

Võ Hưng Thanh



                  

Ngày nay, thì tất cả mọi điều đó đã trở nên là ván bài lật ngữa cả rồi. Mọi cái đã từng xảy ra chỉ còn lại như là “di chứng” của lịch sử, đúng ra là những dị chứng, đã từng có một thời kỳ xảy ra rất tưng bừng, quái dị, do chính cái lý thuyết quái dị của ông Các Mác mà sinh ra cả.




Mỗi cá nhân con người đều là sản phẩm của hoàn cảnh và lịch sử. Người nào có học hành, có chuyên môn, thì làm việc tri thức. Người nào không được như thế, thường hoạt động kinh tế nói chung, trong mọi lãnh vực. Tất nhiên, phải có người giàu, người nghèo, người thành công, người không thành công, phụ thuộc vào vô số các điều kiện bản thân và xã hội khác nhau. Vấn đề thực tại về giai cấp, và các vấn đề về tài sản riêng, là ý nghĩa lịch sử khách quan, hoàn toàn tự nhiên của lịch sử loài người. Ở đâu cũng vậy, và thời nào cũng vậy. Một nhà nước tốt, một chế độ tốt, một chính phủ sáng suốt, thức thời, thì có thể chỉ cần dùng các biện pháp hành chính, luật pháp, để điều chỉnh về giai cấp, điều chính về xã hội một cách tự nhiên, khoa học, trong sự hòa bình, và trong ý hướng nhân bản. Thế nhưng, Các Mác lại là một con người khác thường. Ông ta đã máy móc, mù quáng tin vào học thuyết gọi là “biện chứng” của Hegel, coi như là nguyên lý cơ sở của phát triển lịch sử. Đây thật sự chỉ là thứ tư duy theo kiểu hoàn toàn tư biện của Các Mác. Giống như trên tờ giấy, vẽ ra một vòng tròn nhỏ, rồi cứ “lý luận” trong đó, bất chấp hết toàn bộ cái còn lại. Nên nó không có gì là khoa học, mà thậm chí còn phản khoa học, bởi vì nó bất chấp hết các quy luật tâm lý học hoàn toàn khách quan, tự nhiên của đời sống con người. Thế nhưng, do tính hào nhoáng bên ngoài của học thuyết ông ta, mà mới có những con người quá tin tưởng cuồng tín vào đó, coi như một tất yếu khoa học, hay chỉ lợi dụng nó, và họ hết mình dấn thân vào đó trong chiến đấu bằng bạo lực, bằng chiến tranh, cả trong đấu tranh giai cấp nơi xã hội, để nhằm đạt danh vọng, hay nhằm cố sức muốn cải tạo, đổi mới xã hội.

 Ngày nay, thì tất cả mọi điều đó đã trở nên là ván bài lật ngữa cả rồi. Mọi cái đã từng xảy ra chỉ còn lại như là “di chứng” của lịch sử, đúng ra là những dị chứng, đã từng có một thời kỳ xảy ra rất tưng bừng, quái dị, do chính cái lý thuyết quái dị của ông Các Mác mà sinh ra cả. Trách nhiệm lớn nhất vậy, vẫn chính là trách nhiệm của ông Mác, rồi mới nói đến trách nhiệm của những người khác. Như Mao Trạch Đông, Stalin, Fidel Castro, Pôpot, những người cầm quyền Bắc Triều Tiên … dù họ cũng đều là các sự kiện quái dị. Chính từ sự quái dị ban đầu, mà đã nảy sinh ra các sự quái dị khác nhau, trong đó có “cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản” v.v… và v.v…

Nhưng rồi cũng chỉ giống như cái vũ khí thô sơ có tên là cái bu-mê-riêng của người thổ dân châu Úc, ném đi xong, cuối cùng không trúng đích, nó cũng quay trở về lại chỗ cũ. Các Mác cũng hoàn lại là Các Mác, một nhà tư tưởng quái dị và kém giá trị khoa học, triết học nhất, kể từ cổ chí kim trong lịch sử nhân loại. Chính thế giới hội nhập toàn cầu ngày nay đang chứng tỏ điều đó, mà không cần ai khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét