Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Hỡi phú Trọng, lão già 70 lú lẫn mê muội, nhóm lò, ân oán, biện chứng ... , nghe đây này !


Dân đen SG

              
                                  

“Tôi là người được học hành tử tế trong những ngôi trường khá lý tưởng của Sài Gòn và tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tôi biết rõ những sai lầm trong chính sách kinh tế của miền Bắc nước ta. Bi kịch cải cách ruộng đất còn nguyên đó, công nghiệp chẳng có gì. Khu gang thép Thái Nguyên còn thô sơ lắm, Dệt Nam Định, Sứ Hải Dương chỉ sản xuất được những mặt hàng tiêu dùng cấp thấp, đặc biệt là hạn chế về trình độ của cán bộ quản lý. Sự khác biệt về ý thức hệ giữa hai miền, nhất là do đặc thù của nền kinh tế tự cung tự cấp, cho tôi nhìn rõ sau khi Việt Nam thống nhất, kinh tế sẽ cực kỳ khó khăn ít nhất là mười năm. Tôi chuẩn bị tinh thần đối phó với những khó khăn chung, và cả những khó khăn về mặt cá nhân, nghi ngờ, hay có những phân biệt đối xử này nọ… Tôi chấp nhận đối diện thực tế đó và nghĩ điều quan trọng nhất mình có được là dân tộc Việt được sống trong hoà bình.


Thực tế mười năm khó khăn như ông nói cũng đã được tháo gỡ bởi bước chuyển đổi mới. Nhưng tới bây giờ, người ta lại tiếp tục đưa ra dự báo mình lại đang hụt hơi, tụt đà. Ông nghĩ thế nào?

Cải cách vì vậy là do dân. Cuộc cách mạng này do dân và do lịch sử thế giới tác động. Nếu muốn không tụt đà thì phải nương vào sức dân, dân giàu thì nước mới mạnh.

Thực ra đổi mới một phần vì khi mình tiếp xúc với thế giới mới ngộ ra một điều là đang bị co trong vòng luẩn quẩn, không tìm ra lối thoát trong khi thế giới ào ào tiến lên. Từ ảnh hưởng đó đồng thời tác động mạnh của cuộc khủng hoảng Đông Âu tới mình và cả Trung Quốc, bắt buộc phải một phần nào đó chấp nhận cách làm ăn mới, có sự tư hữu. Tư hữu của thế giới mình không chấp nhận, nhưng con người có quyền tư hữu từ hàng ngàn năm về trước. Mình luẩn quẩn trong khi thế giới đang tiến lên bởi mình không chấp nhận dân làm giàu. Cho nên bắt buộc mình phải công nhận, phải chấp nhận tư hữu ở một mức độ nào đó để dân thở được. Khi đó dân bắt đầu làm ăn được. Cải cách vì vậy là do dân. Cuộc cách mạng này do dân và do lịch sử thế giới tác động. Nếu muốn không tụt đà thì phải nương vào sức dân, dân giàu thì nước mới mạnh.”

Trên đây là trích 1 đoạn trong bài viết về đại tá phi công Nguyễn thành Trung, ngưởi đã lái F5 trong những ngày sắp kết thúc chiến tranh, tạo dư chấn lớn trong hàng ngũ phía bên kia…đọc những gì ông thổ lộ, có thê thông cảm với cách biểu đạt của ông, nhưng rõ ràng là ông NÓI THẬT… ông phú Trọng, người chả có công trạng gì trong những cuộc chiến vừa qua, chỉ đáng xách dép cho những con ngưởi thật, bằng xương bằng thịt như Nguyễn thành Trung  hãy bớt lú, tỉnh ra mà bỏ ngay cái điểu quái gở : sở hữu đất đai toàn dân, nhà nước quản lý… nghe ô. Nguyễn thành Trung nói này :Cho nên bắt buộc mình phải công nhận, phải chấp nhận tư hữu ở một mức độ nào đó để dân thở được. Khi đó dân bắt đầu làm ăn được. Cải cách vì vậy là do dân. Cuộc cách mạng này do dân và do lịch sử thế giới tác động. Nếu muốn không tụt đà thì phải nương vào sức dân, dân giàu thì nước mới mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét