Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Việt Dzũng người có trái tim Phật trong tâm thể người Công Giáo.

Diễn Đàn Công Nhân

                       

Cụm từ “hiền như Bụt” đã xuất hiện rất sớm trong dòng văn học dân gian Việt Nam. Các nhà nghiên cứu sử học đều ghi nhận rằng, khoảng từ đầu thế kỷ thứ nhất của Tây lịch, người Việt Nam đã gọi Buddha là Bụt.

 Trong kho tàng ca dao tục ngữ hay truyện cổ tích cũng đã sử dụng danh từ Bụt. Điển hình như: Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy; Ðẹp như tiên, hiền như Bụt (tục ngữ) hay những câu chuyện cổ tích như: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt v.v… đều có ông Bụt. Về sau, do chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa nên người Việt Nam gọi Buddha là Phật cho đến ngày hôm nay. Chữ Bụt nguyên tiếng Phạn là Buddha, người Trung Hoa phiên âm là Phật-đà, gọi tắt là Phật, nghĩa là người đã giác ngộ viên mãn, chấm dứt hoàn toàn tam độc tham sân si và có đầy đủ đức tính đại từ bi và trí tuệ để giáo hóa cho chúng sinh vượt thoát khổ đau đạt được niềm an vui, giải thoát.



Khi nói đến Bụt là người ta nghĩ đến lòng từ bi bao la vô tận, còn lớn hơn tình thương mà người mẹ dành cho đứa con yêu quý của mình. Và dĩ nhiên, bất cứ ai, mỗi khi trong tâm hiện hữu đức tính từ bi thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận lắng nghe để có thể hiểu sâu tới ngọn ngành của sự việc.

Lòng từ bi đã được Đức Thế Tôn chỉ dạy cụ thể như sau: “Bất cứ lúc nào, khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm, miễn là còn thức, ta nguyện duy trì trong ta chánh niệm từ bi. Nếp sống từ bi là nếp sống cao đẹp nhất. Không lạc vào tà kiến, loại dần ham muốn, sống nếp sống lành mạnh và đạt thành trí giác, hành giả sẽ chắc chắn vượt khỏi tử sinh”. Quả thực, đức tính từ bi chỉ biểu hiện khi chúng ta sống có chánh niệm tỉnh thức. Chánh niệm, nghĩa là bạn rõ biết những gì đang diễn ra ngay nơi đương đại

Hạnh phúc hay khổ đau thì ở đâu cũng có. Buổi sáng bình minh thì cũng có buổi chiều tàn. Con người sinh tử rồi ai cũng phải bước qua. Nhưng, tìm được sứ mến thương như Việt Dzũng không phải là dễ.

Hãy nhìn chế độ cộng sản Việt Nam, từ Hồ Chí minh cho đến Võ Nguyên Giáp khi họ nằm xuống cũng có những giọt nước mắt, nhưng những giọt nước mắt phần đông dối trá như gió lùa mái hiên, qua đi lạnh lẽo. Tệ hơn hơn nữa là những giọt nước mắt cho lãnh tụ Bắc Hàn cai trị một loại người được bấm nút khóc than.

Việt Dzũng của chúng ta được sự yêu thương bởi vì anh đã dành trọn đời mình yêu thương đồng bào anh. Anh chồng bạo quyền chà đạp nhân phẩm bất công. Anh muốn một xã hội công bằng tự do trên quê hương đau khổ mà anh được sinh ra. Anh phấn đấu không phải cho anh mà giúp tất cả mọi người có được cơ hội tốt hơn dù cơ thể anh suy yếu.

Mỗi người tìm hiểu và học hỏi tại sao Việt Dzũng được thương yêu, để gần nhau hơn, và để thấy rằng dù anh chị thế nào cũng có thể là người tử tế.

Xin em hãy yên nghĩ nơi miền vĩnh cữu chẳng có khổ đau.

1 nhận xét:

  1. Vô cùng thương tiếc và xin thành kính chia buồn cùng gia đình Nhạc Sĩ VIỆT DZŨNG, cầu nguyện hương hồn Anh an nghĩ nơi cảnh giới vĩnh hằng.

    Đau xót chia buồn đến khối Tâm Não của Trung Tâm Asia, Đài truyền hình SBTN và các Hội đoàn, các Đài phát thanh (Truyền Thông toàn cầu) mà Nhạc Sĩ VIỆT DZŨNG cộng tác...

    Mong Quý vị hãy giử vững niềm tin rằng "Anh linh và Tâm quyết của Nhạc Sĩ VIỆT DZŨNG vẫn đang hiễn linh phò trợ và đang cùng những người chung chí hướng tiến bước trong cuộc đấu tranh cho Việt Nam thật sự được Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền sớm đạt thành sở nguyện.

    Một cái chết mà hàng triệu triệu người thương nhớ, một giấc ngũ yên lành thoải mái, ung dung tự tại, mang một hoài bảo chí nguyện cao đẹp, vì Quê Hương đất nước giống nòi, vì đời vì người... Nhạc Sĩ VIỆT DZŨNG một Anh Linh cao quý mãi mãi là Điễm Linh Quang của Hồn Thiêng Sông Núi VIỆT TỘC.

    Trả lờiXóa