Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012

Giáo sư lưu vong Trung Quốc Đẩy mạnh Phong trào Thoái đảng

Fang Xiao Epoch Times Staff   

Một giáo sư toán học Trung Quốc, đã từng bị giam trong một bệnh viên tâm thần chỉ vì “dám” bình luận chính trị, cho biết ông đã mất hy vọng về sự cải cách chính trị ở Trung Quốc và đang kêu gọi người dân Trung Quốc ở khắp mọi nơi phản kháng lại sự bạo ngược của ĐCSTQ và thoát khỏi nó.

Giáo sư Tiến sỹ Wang Henggeng trước đây giảng dạy tại trường Đại học Hoa Nam, từng bị giam trong một bệnh viện tâm thần vì đã viết các bài bình luận chính trị. Ông cho biết sự tan rã của ĐCSTQ là không thể tránh khỏi (Ảnh do giáo sư cung cấp)

Giáo sư Wang Henggeng sinh năm 1971. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sỹ toán học trường Đại học Chiết Giang, một trong những trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, năm 1998. Ông trở thành giảng viên tại một trường Đại học ở tỉnh Quảng Châu vào tháng 7 năm 1998. Bởi hay nói thẳng thắn về các vấn đề chính trị và xã hội, giáo sư Wang đã chịu nhiều sự quấy nhiễu và bức hại bởi bàn tay của các quan chức Trung Quốc, buộc ông phải bỏ chạy đến Úc vào đầu năm nay.

Vào giữa tháng 11, trước đêm kỷ niệm 7 năm ngày xuất bản “Cửu bình”, một loạt bài xã luận được đăng bởi Thời báo Đại Kỷ Nguyên, giáo sư Wang đã trả lời phỏng vấn với thời báo Đại Kỷ Nguyên. Ông cho biết, năm 2005 lúc 34 tuổi, ông đã bắt đầu có nhiều suy nghĩ về tình hình xã hội ở Trung Quốc. Ông cho biết có 13 nhà máy hóa chất ở quê hương nhỏ bé của mình. Nhiều đứa trẻ bị sinh ra với những dị tật bẩm sinh. Những cánh đồng kê và lúa đã bị ô nhiễm, rau cũng không phát triển tốt. Điều này đã gây ra một cuộc bạo loạn của 10.000 người vào tháng 4/2005. Người dân đã phá hỏng nhiều xe ô tô, làm bị thương nhiều quan chức chính quyền, bao gồm cả cảnh sát trưởng địa phương bị cắt cơ chân.

Lúc bấy giờ, ông bắt đầu lo lắng về an toàn thực phẩm và nạn tham nhũng. Khi giảng bài cho sinh viên, ông thường nói với chúng về những vấn đề tham nhũng của Trung Quốc. Ông cũng đã viết một bài báo với tiêu đề: “Văn hóa – Sự ảnh hưởng của nó trong nạn tham nhũng và chống tham nhũng”, bài báo đã được đông đảo người đọc quan tâm. 

Chính quyền Trung Quốc bắt đầu theo dõi ông và tống tiền gia đình ông. Vợ ông, đang nghiên cứu tại trường Đại học Hồng Kông, Trung Quốc, cũng bị rất nhiều áp lực. Năm 2007, dưới sự chỉ đạo của cảnh sát mặc thường phục, gia đình đã “lừa” ông vào một bệnh viện tâm thần. “ĐCSTQ dùng nhiều cách để ngược đãi người dân. Một trong những cách đó là giam người dân trong các bệnh viện tâm thần. Phương thức này đã bị sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công, và cũng đã bị áp dụng đối với những học giả và các quân nhân về hưu – những người muốn bảo vệ quyền công dân của họ”, giáo sư Wang cho biết. 

Ở bệnh viện tâm thần đó ông còn gặp một “bệnh nhân” khác ở cùng tầng, là chủ nhiệm khoa của một trường Đại học Xây dựng thành phố. 

Đầu năm 2008, sau khi ông được thả ra khỏi bệnh viện tâm thần, một cơn bão băng khổng lồ tấn công Trung Quốc, gây mất điện ở nhiều nơi do các cột điện bị đánh sập. Giáo sư Wang cho biết ông phát hiện rằng những cột điện đổ sụp dưới sức nặng của băng bởi vì cốt sắt trong các cột điện này quả nhỏ. 

Tương tự như vậy, chất lượng xây dựng kém là lý do tại sao nhiều học sinh mất mạng khi trường học bị sập trong trận động đất Tứ Xuyên vào ngày 12 tháng 5 năm 2008.  

“Năm 2008 là một năm đen tối đối với người dân Trung Quốc, trong đó có vụ bê bối sữa bột độc hại. Để đảm bảo Thế vận hội được diễn ra suôn sẻ, ĐCSTQ đã che đậy tất cả những chuyện này – bão băng, động đất, và sữa bột độc hại. Tôi cảm thấy rất tồi tệ,” giáo sư Wang phát biểu. 

Trong thời gian đó ông lại bắt đầu nói chuyện cho sinh viên biết, trong lớp học và trên xe buýt, về những vấn đề chính trị và xã hội. “Tôi nói nhiều về chính trị, khủng hoảng tài chính, vấn đề công trái – cái cách chính quyền Trung Quốc lấy tiền của người dân một cách tàn nhẫn và ném nó ra nước ngoài – và cái cách mà các quan chức tham nhũng chạy trốn với số tiền họ lấy được.” 

Trở lại vấn đề, ông chỉ hy vọng cải cách chính trị. “Một số người cần thúc đẩy vấn đề đó, nhưng nó rất khó thực hiện”, ông nói. Tuy nhiên ông nói thêm rằng lúc đó ông cũng chưa biết bản chất thật sự của ĐCSTQ. 

Vì các bài phát biểu táo bạo của mình, ông đã thu hút sự chú ý của các giáo sư khác ở trường đại học. Họ tố cáo ông để bảo vệ địa vị của riêng họ, hoặc để bảo đảm an toàn cho những món trợ cấp nghiên cứu.  

“Trải qua nhiều vụ việc đó, tôi cảm nhận đước sự lạnh lẽo của người dân Trung Quốc, và nhận ra bản chất thật sự của chế độ độc tài ĐCSTQ. Cuối cùng tôi đã hiểu rằng ĐCSTQ sẽ không bao giờ thay đổi. Họ đã đạo diễn các phong trào chính trị kể từ khi lên nắm chính quyền, bao gồm cả Đại Nạn Đói gây ra cái chêt của hàng triệu người. Sự việc loại này thì một cuộc cải cách không thể giải quyết nổi”, giáo sư Wang nói.  

“Ngày nay ở Trung Quốc, ngộ độc thực phẩm và ô nhiễm môi trường xảy ra khắp mọi nơi. Tất cả những thảm họa ngày nay có thể so sánh với nạn đói của Trung Quốc trong thời Đại Nhảy Vọt, và những ảnh hưởng còn tồi tệ hơn. Ô nhiễm đất sẽ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tiếp sau.” 

Hơn nữa, số liệu của ĐSCTQ là không đáng tin cậy, giáo sư Wang nói: “Nếu truyền thông của ĐCSTQ đưa tin rằng 30% đất ở Trung Quốc đã bị ô nhiễm, thì nghĩa là có lẽ phải gấp đôi số ấy, bởi vì những báo cáo của ĐCSTQ tất cả đều là lừa dối, và chỉ tô vẽ cái hình ảnh của nó về sự hài hòa mà thôi”. 

Giáo sư Wang nói vụ bê bối sữa bột độc hại năm 2008 khiến ông đau lòng nhất. Ông không thể giữ im lặng và đã viết blog với tiêu đề “Bình luận về nền văn hóa và các đặc điểm cơ bản của nó”. Bài viết này cũng được phổ biến rộng rãi và đã gây hoảng sợ và hận thù trong ĐCSTQ. Ông lại bị giám sát một lần nữa, bị theo dõi ở khắp nơi và còn bị đe dọa. 

Sau đó, ông sa sút sức khỏe vì bệnh ung thư. Gia đình ông phải chịu sức ép nặng nề, và ông đã phải ly dị vợ. 

Năm 2009, ông trở về Hàng Châu. Ông cho biết trong khi ông điều trị bệnh ung thư, chính quyền vẫn không rời mắt khỏi ông. Ông đã bị theo dõi thậm chí cả khi ông đến thăm Học viện Khoa học Trung Quốc vì một vấn đề học thuật. Chính quyền đã kiểm tra xem liệu ông có đang liên lạc với Pháp Luân Công, và liệu ông có truy cập bất kỳ trang web nước ngoài nào khi ông đổi nghề hay không. 

Vì không thể sống cuộc sống bình thường trong một môi trường như thế, ông đã sang Úc vào tháng 01/2011. Ông nói những người bạn cùng lớp trước đây không dám giữ liên lạc với ông, nhưng ông không hề hối tiếc về những gì ông đã làm. Tuy nhiên, mặc dù hiện ông đang sống ở một đất nước tự do, ông vẫn bị theo dõi bởi các gián điệp Trung Quốc ở nước ngoài.  

“Sau khi tôi nói chuyện điện thoại với bạn, các gián điệp Trung Quốc sẽ biết ngay lập tức”, ông nói. 

Giáo sư Wang cho biết, phạm vi ảnh hưởng của ông ở Trung Quốc chủ yếu là giảng viên và sinh viên đại học, tất cả họ đều lên án ĐCSTQ. Kể từ hồi trận động đất Tứ Xuyên, nhiều người dân bình thường và các quan chức cũng chia sẻ những cảm nghĩ đó.

Nói về trải nghiệm của ông với người Trung Quốc ở nước ngoài, ông cho biết ấn trượng sâu sắc nhất của ông là sự lạnh lùng và không muốn dính líu. “Họ rất khác với những người Trung Quốc ở Đại Lục. Mặc dù cá nhân họ lên án ĐCSTQ, nhưng họ rất ít hoặc không có hành động gì, bởi vì một số họ lo sợ rắc rối khi họ muốn trở lại Trung Quốc trong tương lai”. 

Bất kể họ sống ở đâu, Trung Quốc hay nước ngoài, người Trung Quốc tất cả đều đau khổ và bất hạnh như thế, giáo sư Wang nói. Họ bị kiểm soát và liên tục bị tẩy não bởi ĐCSTQ. 

Giáo sư Wang đề nghị phổ biến Cửu Bình rộng rãi hơn để thức tỉnh nhiều người dân Trung Quốc hơn nữa, và để thúc đẩy phong trào thoái ĐCSTQ. 

“Bất kể ĐCSTQ phong tỏa Internet như thế nào, họ không thể chấm dứt làn sóng thức tỉnh lịch sử này của người dân Trung Quốc. Sự tan rã của ĐCSTQ là không thể tránh khỏi”, ông nhận xét. 

Tính đến ngày 8/12/2011, hơn 107 triệu người Trung Quốc đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.

Chú thích:

-Dịch từ:

*http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/exiled-chinese-professor-promotes-party-quitting-movement-155575.html
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét