Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

ĐỜI SỐNG CÔNG NHÂN DƯỚI CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN: Công nhân & ước mơ thay đổi cuộc sống

Revolution fist.jpg
Chúng ta phải tự đứng lên để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, không có ai làm điều đó thay cho chúng ta, hỡi những người Công nhân Việt Nam. Hãy ý thức được vai trò to lớn của mình, hãy đấu tranh để lấy lại những quyền lợi mà bấy lâu nay bị nhà cầm quyền tước đoạt. Để làm được điều đó, các bạn hãy đoàn kết chung quanh tổ chức Công Đoàn độc lập của mình, một tổ chức thực sự đấu tranh cho quyền lợi của Công Nhân. Khi giai cấp cấp Công nhân đã ý thức được điều đó thì không điều gì và ai có thể ngăn cản được sức mạnh chân chính của các bạn" .( HUỲNH CÔNG ĐOÀN )

Thức dậy hàng ngày lúc 5h, nấu cơm sáng cho cả gia đình, đưa con trai nhỏ đến trường mẫu giáo rồi đạp xe hơn 10km đến công ty, làm việc liên tục từ 7h30 sáng đến 12h trưa, nghỉ nửa tiếng ăn trưa rồi làm tiếp đến 7h tối….. là lịch trình một ngày của Vũ Thị Nhị- nữ công nhân công ty may Y.O, khu công nghiệp Hòa Xá, Nam Định. Nhìn qua lịch trình này, không khó để giải thích vóc người gầy gò và nét mệt mỏi luôn thường trực trên gương mặt cô.

                      cong_nhan_2
                                             
Nhị chỉ là một trong số vô vàn nữ công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất ( KCN) đang mọc lên ngày một nhiều ở nước ta. Đa số họ là những người trẻ, chỉ mới tốt nghiệp cấp 3 nhưng không còn gắn bó với “ đồng ruộng” và mong muốn thay đổi cuộc sống nên thi tuyển làm công nhân cho những doanh nghiệp trong KCN. Không có gì lạ khi mỗi sáng, tại các KCN,  có hàng ngàn chiếc xe đạp, xe máy ùn ùn kéo về, hết giờ lại đông nghịt đi ra. Lúc đến trông vẻ mặt ai cũng như còn ngái ngủ, lúc về thì lại mệt mỏi đến vô hồn. Nam cũng như nữ, tăng ca liên tục với mức lương “không thấm vào đâu”, hầu như không có thời gian cho bản thân, không có khái niệm về tin tức đài báo, đặc biệt là các chị em công nhân khi trở về nhà còn phải lo việc nhà, con cái, khiến cho cuộc sống của những người trẻ này ngày càng trở nên cách biệt với giới trẻ nơi thành thị. Được làm việc cho chủ doanh nghiệp có quan tâm tới đời sống tinh thần của người công nhân thì quả là may mắn. Còn “ đầu quân” cho các đơn vị mải chạy theo hợp đồng, năng suất lao động thì cuộc sống chỉ như “ cỗ máy công nghiệp”, “ hết ngày dài lại đến đêm thâu”… mù tịt thông tin, nói gì đến chuyện hiểu về Luật lao động, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản hay HIV/AIDS. Nhiều hệ lụy đáng buồn đã xảy ra khiến ước mơ thay đổi cuộc sống dường như vẫn còn xa vời với họ.

Nhị cho biết, trong hai năm cô làm việc, cứ qua đợt lễ tết dài  ngày như tết âm lịch, quốc khánh hay quốc tế lao động, số công nhân cùng xưởng mình bỏ việc lên đến hơn một nửa, đa số do không chịu nổi áp lực làm việc tăng ca, đặc biệt là dịp cuối năm cho kịp đơn hàng với mức thù lao quá thấp, hay nếu có muốn lấy chồng sinh con thì cũng không kham nổi việc. Công ty lúc nào cũng trong trạng thái cần tuyển thêm công nhân. Lương thì cũng có tăng nhưng rồi chẳng thế theo kịp mức tăng chóng mặt của giá cả thị trường.

Khi hỏi về cuộc sống gia đình, Nhị chỉ thở dài, lắc đầu ngao ngán “ Chồng em cũng làm cùng công ty, thuộc tổ kiểm tra sản phẩm. Lương có cao hơn, nhưng về nhà là lăn ra ngủ, con cái giặt giũ để mặc mình. Nhưng dù sao, còn hơn mấy đứa trẻ chưa có chồng ở cùng xưởng. Không hiểu chúng nó sẽ làm thế nào. Chả có thời gian tìm hiểu, yêu đương gì, có ngày nào hiếm hoi được nghỉ thì cũng ở nhà ngủ bù chứ còn sức đâu mà đi chơi với bời.” Khi hỏi về bình đẳng giới thì cô bật cười “ Bọn em làm việc như đàn ông ấy, chưa kể việc nhà nữa. Làm gì có biết đến bình đẳng giới mà chị hỏi”

Kinh tế xã hội phát triển như chắp cánh cho ước mơ đổi đời của các bạn trẻ nhưng  liệu rằng, những công nhân trẻ đang ngày ngày vắt kiệt sức lao động của mình trong các KCN có được đổi đời như mong muốn của họ... khi mà nhận thức về quyền lợi của họ  bị công đoàn bưng bít, thông đồng cùng với giới chủ.  Người công nhân  mù tịt thông tin, nói gì đến chuyện hiểu về Luật lao động, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản hay HIV/AIDS. Đặc biệt là lao động nữ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét