Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012
Đìều kiện khắc nghiệt: Đời sống và việc làm của nữ công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất
"Trong chiến tranh CS luôn tuyên truyền công nhân , nông dân là giai cấp lãnh đạo để kêu gọi hy sinh xương máu nhiều nhất. Còn trong hòa bình thì chúng cướp đất ruộng, đẩy nông dân trôi vạt đến những thành phố lớn bán sức lao động rẻ mạt để kiếm cái ăn.
Ngày nào cộng sản còn cầm quyền, thì ngày đó quyền lợi của người lao động còn bị bốc lột, nông dân còn bị mất đất, và người dân sẽ không có tự do" ( THÀNH ĐÔ)
Những năm gần đây, dòng người lao động đổ về các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX) tìm kế mưu sinh ngày một đông đã và đang làm phát sinh nhiều vấn đề về văn hoá xã hội bức xúc. Với áp lực công việc căng thẳng, điều kiện sống tồi tàn, thiếu thốn trăm bề trong các khu nhà trọ tạm bợ, nhếch nhác, chịu tác động của đủ thứ tệ nạn xã hội, đại đa số người lao động các KCN-KCX vẫn phải chấp nhận tồn tại để có được việc làm. Đời sống của người công nhân luôn trong tình trạng mỏi mòn cả về thể chất và văn hoá, tinh thần!
Phòng trọ của CN nữ Cty da giày Lạng Sơn.
Thành phố Hải Phòng có 6 vạn NLĐ trong 2 ngành công nghiệp da giày và may mặc. 90% số họ là nữ. Có gần một nửa là LĐ đến từ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn... Những LĐ nữ di cư đó sống trong các nhà trọ xung quanh những khu tập trung CN may mặc, da giày. Tất cả họ còn trẻ lắm. Đấy là tuổi của mơ mộng, hay cười, hay hát, ham khám phá và khao khát tình yêu. Ở nơi đất khách quê người, họ có được làm những điều đó không?
Cái gì cũng không!
Chúng tôi đi qua Cầu Rào, đến khu nhà trọ tập trung của các CN da giày trên đường Hải Phòng - Đồ Sơn. Thành phố dường như kết thúc ở nơi bắt đầu các cảnh đời vất vả trong những ngôi nhà huếch hoác, tuềnh toàng. Cô Phạm Thị Na, quê Hải Dương, mới 22 tuổi mà người già đanh, dẫn tôi về nhà trọ ở xã Hải Thành, huyện Kiến Thụy, 8 chị em cô, người ở Thái Bình, người ở Tuyên Quang, Quảng Ninh... thuê chung 1 căn phòng rộng 13m2. Trong nhà chỉ toàn những tấm phản, tôi không biết ngồi ở đâu, vì quần áo bẩn các cô vứt la liệt xuống cả sàn. Tìm mãi mới thấy 1 cái ghế thấp phủ một lớp bụi và lớp lông chó.
Đáp câu hỏi rất hình thức: "Chủ nhật không đi đâu à?", cô gái Tuyên Quang, khoảng 20 tuổi, bệch bạc như vải phai màu, nhanh nhảu: "Chúng cháu chỉ biết nhà máy với nhà trọ thôi!". Trong khi các cô gái khác giữ một thái độ im lặng, chờ đợi, thì cô Tuyên Quang (thật may cho tôi) lại hồ hởi kể tuốt mọi chuyện riêng tư của mình!
Cô nói: Từ 3 năm trước rời sông Đáy xuống Hải Phòng đến bây giờ cô đã 4 lần "vào phố". Hải Phòng cô biết có Nhà hát Lớn và đường Lạch Tray, nhưng không biết rạp chiếu bóng và hiệu kem nằm ở đâu!
Cô Trịnh Thị Hoè 23 tuổi người Thái Bình, mang tiếng ra thành phố làm công nhân đã 5 năm rồi, mà vẫn mang vẻ ngây ngô của cô gái quê. Cô chưa được vào chợ Sắt lần nào, càng chưa bao giờ biết trên thế giới tồn tại một nước Iraq có ông Saddam Hussein! Tôi nhìn gương mặt các cô, ngoài sự mệt mỏi về thể chất là sự trống rỗng về tinh thần.
Khổ vật chất, nghèo tinh thần
Cuộc sống của những LĐ nữ trong các KCN ở Hải Phòng có thể gói trong 8 chữ "khổ về vật chất, nghèo về tinh thần" - không phim ảnh, không sách báo, không du lịch, không giải trí, không kết bạn, không tình yêu... chỉ có nhiều giờ làm thêm! Chính cái khổ về vật chất đã quyết định cái nghèo về tinh thần. Nhiều người nói rằng: Hết giờ làm việc, thời gian tự do của họ dành cho ngủ bù! Quả thật có nhiều doanh nghiệp mới chỉ chăm chú báo cáo con số bình quân lương tháng của NLĐ, mà hoàn toàn quên "phần hồn" của họ.
Sự mất cân bằng nghiêm trọng về giới tính (90% là nữ trong 6 vạn NLĐ ngành da giày và dệt may) đã gây khó khăn cho sự tìm hiểu, kết bạn của các nữ công nhân. Chúng tôi đến nhà chị Phạm Thị Là, trọ tại xã Trường Sơn, huyện An Lão, TP.Hải Phòng vào lúc chập tối. Một gã trai làng đang lượn quanh 4 cô thợ làm đế trẻ tuổi. Thấy có người lạ, bọn họ ngừng cuộc nô đùa. Anh chàng vẫn nhìn chằm chằm vào một cô gái môi son đỏ chót. Thế rồi sau cái đảo mắt lén lút, anh ta lôi cô gái đi...
Theo một kết quả điều tra của tổ chức Action Aid VN và LĐLĐ TP.Hải Phòng tháng 12.2003: Không nhiều nữ CN nhập cư kiếm được tình yêu đích thực dẫn đến hôn nhân. Đã có cô phải tìm đến sự trợ giúp y tế của BV phụ sản, thân thể rã rời, tinh thần tan tác. Từ đấy bị đẩy rẽ ngang sang quán gội đầu thư dãn, quán karaoke, từ đấy gặp "nàng tiên nâu"... Người giữ được mình thì trở thành... gái già ở tuổi thanh xuân. Cuộc đời những nữ CN nhập cư như cô gái trẻ Phạm Thị Là là hậu quả của cuộc sống thường xuyên lo âu, căng thẳng vì những điều kiện làm việc khắc nghiệt
Hà Linh Quân
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét