Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

KHỔNG GIÁO LỤI TÀN HAY KHÔNG LỤI TÀN ?



Võ Hưng Thanh

                 

Khổng tử là nhà hiền triết lớn sống cách đây từ nhiều ngàn năm tại nước Trung Hoa cổ xưa. Bối cảnh xã hội phong kiến lúc ấy không thể nào hoàn toàn tách lý khỏi tư tưởng Khổng tử. Đó cũng là lý do tại sao nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa và Việt Nam trước đây đều đề cao Khổng tử.


Song nói cho cùng trong chủ thuyết Khổng tử có cái hồn và cái xác. Cái xác đó là cái xác phong kiến cổ xưa như trên đã nói. Cái hồn kia là cái hồn nhân văn, nhân bản mà không ai có thể phủ nhận được ở Khổng tử. Tư tưởng Khổng tử chủ yếu xây dựng trên thuyết Chính danh, đó là điều hoàn toàn khoa học, hoàn toàn hữu lý, và khách quan, chính xác. Chính thuyết chính danh là giá trị nhân văn cao nhất tròng ý nghĩa đời sống của triết gia này.

Tất nhiên ai đọc bao quát và kỹ lường học thuyết Khổng tử (kể luôn Mạnh tử) đều thấy các ý nghĩa chính yếu : trọng trí thức, trọng lòng nhân, trọng xã hội, trọng giai cấp sĩ phu đạo đức được coi là yếu tố nền móng của xã hội. Như vậy nếu lầm lẫn hay đánh đồng giữa quan niệm giai cấp sĩ phu đạo đức và giai cấp quý tộc phong kiến cầm quyền là hiểu cạn, hiểu sai Khổng Mạnh. Nói cách khác, bên cạnh quan niệm phong kiến cố hữu, tự nhiên về nhiều mặt của học thuyết Khổng tử, tinh thần hay ý thức dân chủ, tự do của Khổng Mạnh là điều đáng nói nhất (cả trong tư tường Khổng cũng như trong tư tưởng của Mạnh tử).

Bởi vậy trong thời đại khoa học tiến bộ, dân chủ tự do ngày nay, nếu tìm lại Khổng tử như một chiêu bài để củng cố giai cấp cầm quyền trong xã hội là bôi bát Khổng tử, là lợi dụng và phản thùng lại Khổng Mạnh. Bởi ý nghĩa cao nhất của Khổng tử và Mạnh tử là ý nghĩa nhân văn, nhân bản, lấy con người làm trọng, lấy xã hội loài người làm trọng, mà không phải lấy giai cấp, địa vị hay quyền hành của bất kỳ giai cấp nào. Nói khác đi trong sâu thẩm nhân văn, học thuyết Khổng mạnh phủ nhận giai cấp mà không phải đề cao giai cấp.

Có nghĩa mọi tư tưởng phong kiến của Khổng Mạnh ngày xưa, ngày nay phải mạnh mẽ loại bỏ. Nhưng ý thức nhân văn, ý nghĩa nhân bản, ý nghĩa trọng học vấn và trí thức của Khổng Manh là chân lý sáng tỏ muôn đời hoàn toàn cần khai thác, phác huy, cần đề cao vì nó bất di bất dịch. Nói khác, tinh thần nhân văn dân chủ tự do trong Khổng mạnh qua thời gian đã từng bước đào thải ý nghĩa phong kiến, quân chủ trong bối cảnh xã hội Khổng Mạnh cổ xưa.

Mao Trạch Đồng và xã hội Trung hoa cộng sản trước đây đã từng quyết liệt hạ bệ Khổng tử. Đó là vì tư tưởng Mao trạch Đông là tư tưởng mác xít và mục đích Mao Trạch Đông là mục đích cá nhân chủ nghĩa, hoàn toàn khác hẳn tinh thần trọng học vấn, trọng nhân văn, trọng tự do dân chủ, trọng con người và nhân loại đích thực của Khổng giáo. Đó cũng là lý do Khổng tử có lụi tàn hay không là quyết định bởi việc người ta có hiểu sâu sắc và cao xa hay không, cũng như người ta có nhằm lợi dụng Khổng tử cho các chiêu bài chính trị thấp kém và nhất thời của mình hay của bối cảnh xã hội hiện có của mình hay không.

4 nhận xét:

  1. Một lời cảnh báo không thừa với những người đang dùng mạng Internet như một phương tiện để tra cứu và theo dõi tin tức vì giờ đây có rất nhiều các thế lực thù địch dùng các luận điệu sai trái của mình để xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Đảng và nhà nước với mưu đồ thay đổi nhận thức các tầng lớp xã hội gây ảnh hưởng tới an ninh an toàn trật tự xã hội.những chủ trương chính sách của bọn phản động này luôn luôn muốn hạ uy tín của các cán bộ lãnh đạo Đảng và nhà nước ta, nhằm cho nhân dân ta mất niềm tin vào Đảng vào nhà nước. như thế sẽ làm mất đi tính ổn định chính trị trong đất nước ta, vì thế Đảng và nhà nước ta phải luôn luôn có những chủ trương phù hợp để chống lại những kẻ phản động tuyên truyền bậy bạ kia

    Trả lờiXóa
  2. su that so so ra do con noi vet ha co viet nam .h noi tin dnag ak ko ai tin dau dua tre con no cung ko tin nhe .vi noi mot dang lam mot neo ai tin bi lu nhieu roi` tin dang cong san la tu sat .

    Trả lờiXóa
  3. Trang này rất khó đọc bỡi vậy tôi gữi bài viết này mà không đọc hết để hiểu ý các bạn mà dải bày thì hơi xa đề, nhưng vì tôi muốn dúp bạn đọc hiểu thêm nhửng gì chưa hiễu.
    Ngàn vạn năm dưả thế gian này thiên hạ cũng chĩ một thể chế chính trị mà thôi. Khi mà người nắm quyền to nhất một nước đọc hàng loạt trang lý luận và thơ, nhửng trang viết đó muôn dân thí nhau ngợi khen, những câu thơ làm cho chúng dân ưa thích,đua nhau gọi là triết lý, nhưng người nắm quyền xét qua mà loại hết, và phân tích cho muôn dân hiểu vì sao chưa phải triết khi đó muôn dân mới nhận ra thì người nắm quyền đó thưà khả năng hoá dãi mâu thuẫn để mọi đúng sai oan ức trong muôn dân đều dảm xuống.
    Khi mà người nắm quyền như tôi nói ở trên hét lên vì vui sướng khi nhận ra nhửng dòng thơ chói ngời triết lý và tuyên bố rằng người này là báu vật cuả muôn dân sẻ dúp muôn dân
    được an bình bởi họ xử công cầm cán cân công lý cho muôn dân thì không kẻ nào ỹ thế ép cô làm dân oan ức mà dùng lý luận để chối cải được. Các bạn ơi đất nước nào xả hội ờ đâu mà co như vậy thì ờ đó mới xứng đáng được gọi là chính trị.
    Tất cã thế giới hiện nay đang bị ma quỷ làm loạn lý luận tạo nên biết bao phương pháp dành quyền đặt ra bao nhiêu danh về thể chế nhưng thực chất củng là tà quyền trị không bao giờ xứng đáng được nói lên hai từ (chính trị)
    Các bạn mù chứ xưa nay gọi là quy luật lịch sử là cái lý cuả nhửng nuớc mạnh đi ăn cắp đè nén nước yếu chứ quy luật cái mả cha chúng mày.
    Thực ra đó là nhờ ý trời cho Khoa học tự nhiên truyền tải mà kẻ có thế mạnh viện cớ đề thực hiện ý đồ mưu lợi ác gian đấy là quy luật tất yếu cuả lịch sử hay sao.
    Tôi viết nhiều sợ các bạn hoa mắt nên tạm gửi chừng này ai hiểu được đến đău thì hiểu.
    KỲ Lưu



    Trả lờiXóa
  4. Thế giới ngàn vạn năm sau, muôn tôn giáo và tất cả các nước cùng chung nhau một đề thi Văn Hoá, nếu ma quỹ mang xác người mà dìm được chết đề thi này thì tương lai loài người tuyệt chủng.

    Hiền tài chí lớn xưa nay
    Kinh qua vạn đắng ngàn cay dưã đời
    Thì may bút viết nhửng lời
    Chói ngời triết lý muôn đời ngóng theo
    Dãi phong trần lở vận ngèo
    Lòng không uẫn khúc tự gieo lẻ trời
    Ngàn năm thiên hạ dưã đời
    Nhửng người có đức lời thơ chí tình.
    KỲ Lưu
    Bài thơ là đích là cung bậc thứ nhất cho đạo hành tìm chân lý cuả muôn dân, có hay không mang danh đạo không quan trọng, nó là cơ sở chân lý độc nhất vô nhị để xác nhận anh là người hiền tài thay cho lý luận hà dua lấy đa ép thiểu hồ đồ kết luận
    mà tự nhậ là người tài đức như hôm nay.
    Bài thơ cũng chỉ rỏ người tốt là như thế nào dúp chặt tay ma qũy lưu manh nhận ta là vô sản là tốt.







    Trả lờiXóa