Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

NÓI THÊM CHÚT ÍT VỀ KHÁI NIỆM “BÓC LỘT” TRONG QUAN ĐIỂM CỦA MÁC


Võ Hưng Thanh 

         

Ý niệm bóc lột sức lao động là ý niệm quan trọng và hấp dẫn nhất trong lý thuyết Mác của những người đi theo chủ nghĩa Mác. Đây chính là cái đinh hay cái cột trụ trong quan điểm kinh tế xã hội của Mác. Mác quan niệm sự bóc lột như là điều cốt lõi trong lịch sử cả nền kinh tế tư hữu. Cho nên để dẹp bóc lột Mác chủ trương chỉ duy nhất hóa một giai cấp kinh tế trong xã hội là giai cấp vô sản. Toàn bộ học thuyết xã hội CS của Mác đều không đi ra ngoài việc giải bài toán duy nhất đó.


Thế nhưng Mác không phân biệt rạch ròi được kinh tế vi mô và kinh tế trên bình diện vĩ mô. Ở khía cạnh vi mô, tính cách chèn ép hay đối xử bất công nhau của con người trên nhiều mặt không phải không có, đâu phải chỉ riêng trong tính cách ngang giá của lao động làm thuê. Đây là mặt trái của tâm lý con người nói chung, không cứ chỉ là ẩn số duy nhất trong hệ thống các phương trình đa biến số kinh tế học.

Nhưng về mặt vĩ mô toàn xã hội, tính cách sông nào cũng đều chảy ra biển chỉ là lẽ khách quan, tự nhiên. Nên Mác chỉ muốn nhìn từng giọt nước mà không biết nhìn cả toàn thể hệ thống sông hồ và biển cả. Cái yếu của Mác là không thấu triệt hết mọi quy tắc và khía cạnh trong kinh tế học chính là thế.

Có nghĩa khái niệm “bóc lột” trong Mác thực chất là cái nhìn chẻ mẻ lấy cây che rừng. Mác hơi bị tẩu hỏa nhập ma về mặt khoa học và triết học con người cũng như xã hội và lịch sử. Kiểu của Mác là kiểu gọt chân theo giày, cái giày biện chứng và cái giày vô sản còn cái chân là đời sống con người và đời sống nhân loại mà ai cũng thấy. Nên cho dầu công thức C = v + m gì đó của Mác về khái niệm thặng dư giá trị thì cũng chỉ kiểu sợi tóc chẽ làm tư cho vui, nó không phản ảnh ý nghĩa khoa học kinh tế tổng thể như nhiều người mê đắm. Mác chỉ lý luận trên cơ sở tĩnh tại của sự vật mà bỏ quên rất nhiều thông số cũng như biến số khác nhau trong kinh tế lẫn xã hội và lịch sử. Tính chất kệch cỡm trong các lý luận khoa học và triết học của Mác là như thế. Bởi Mác quên đi mọi ý nghĩa luật pháp của xã hội cũng như những khía cạnh lý tính cố hữu nơi bản thân của mọi người.

Chỉ xin nói chơi vài ý như vậy để những ai có quan tâm thì có thể tự tìm hiểu và suy nghĩ sâu xa, toàn diện hơn. Học thuyết Mác giống như kiểu “bóng ai qua thềm” nó mờ mờ ảo ảo chẳng khác một ca khúc nổi danh quen thuộc mà ai cũng biết, hoặc cũng giống như ai câu thơ của nhà thờ trứ danh Ôn Như Hầu ngày xưa “mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” là đúng như thế đấy.

2 nhận xét:

  1. Một học thuyết lỗi thời lại được lũ độc tài toàn trị tôn thờ,bọn ngu ác này biến phương tiện thành mục đích...
    Thế giới VÔ THƯỜNG,mà cộng sản chỉ muốn mình và những thứ tôn thờ luôn đúng,chúng không bị đào thải mới là chuyện lạ !!!

    Trả lờiXóa
  2. Một điều có lẽ chẳng phải là một bất ngờ lớn gì rằng triết gia cộng sản và chống tư bản, Karl Marx, là một người nghèo khi ông qua đời.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/2010/08/100811_family_fortune.shtml

    Vào thời niên thiếu, Marx là một giáo đồ Cơ Đốc; nhưng sau khi vào đại học, ông ta gia nhập giáo hội Sa-tăng (Satanist Church) do Joanna Southcott chủ trì, và trở thành một thành viên của giáo phái ma quỷ. Giáo hội Sa-tăng lấy một ngôi sao năm cánh đặt ngược làm ký hiệu. Người Trung Quốc ngày nay không nghĩ đến đó, rằng vì sao ĐCSTQ sùng bái ngôi sao năm cánh như vậy, giống như tôn thờ thần linh vậy. Đó không phải là tượng trưng cho chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa yêu nước, bởi vì “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” tuyên bố: “Phải thủ tiêu dân tộc, không đề xướng chủ nghĩa yêu nước”. Sa-tăng giáo sùng bái ngôi sao năm cánh, và lấy ngôi sao năm cánh làm biểu tượng.

    http://chanhkien.org/2012/01/giai-ma-cac-the-ky-cua-nostradamus-17-chung-ta-lua-chon-nhu-the-nao.html

    Trả lờiXóa