Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Cách làm này hoài làm sao dân đen Chúng Tôi chịu nỗi ???


Hà Linh Cô  

           

Bình Ruồi: "chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”….

Em rất dị ứng với các bác cứ dùng cái chữ “nhân dân” như là “bùa hộ mệnh” vậy, các bác làm cho dân lợi đến đâu thì quá hiểu rồi, nên nghe hai chữ nhân dân thốt ra từ miệng các bác sao nghe cứ rợn rợn…


Nếu nói về lợi ích thuộc về nhân dân thì thử chứng minh xem thu lơi bao nhiêu định làm gì? dân được lợi thế nào? hay là lại” lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”????

Em không có những kiến thức gốc về kinh tế nên không hiểu lắm về chuyện vàng này..nhưng với vai trò quản lý Nhà nước về tiền tệ thì em chẳng hiểu Ngân hàng Nhà nước ” điều tiết, bình ổn ” kiều gì mà giá cả cứ tăng vùn vụt, người dân bình thường cứ chạy theo giá khốn khổ. Về nhà mọi người hay so sánh rất giản gị” ngày xưa chỉ cần mấy chục ngàn là đủ thức ăn cả ngày, giờ cầm trăm ngàn bạc, đi quanh chợ chẳng biết mua gì”..vì giá cả tăng, đồng tiền trong tay họ không nảy sinh ra, họ chỉ có từng đó tiền mà thôi, nên xoay xở rất khó khăn.

Nói về chênh lệch giá, mọi người hay nói giá sữa ở VN cao. Đúng thật, hôm em về, đi mua sữa trẻ em cho bạn mới sinh con, nhìn giá sữa thấy cao ngất ngưởng, thu nhập trung bình của người dân mình thấp hơn xứ khác bao nhiêu lần mà giá sữa lại cao hơn nhiều. Ở bên đây, sữa cho trẻ con loại cao cũng chừng 2000 Yên( chừng gần 500 ngàn đồng/hộp), còn có loại rẻ hơn…Người làm viêc thu nhập thấp lắm đi nữa vẫn không lo chuyện sữa cho con vì giá sữa rất rẻ so với thu nhập, mặt khác nếu đời thu nhập họ quá thấp thì còn có trợ cấp của Nhà nước thoải mái mua sữa cho con, còn ở VN mình thu nhập người lao động rất thấp, một tháng lương thử hỏi được mấy hộp sữa cho con vì còn bao nhiêu khoản chi khác..

Em thấy như ở bên đây, mỗi đợt có những tác động nào đó mà một số mặt hàng phải tăng giá thì nhà sản xuất, chính phủ đã thông báo trước rất lâu, nói rõ tại sao tăng? tăng bao nhiêu % nên dân tình hiểu rõ, và thường tăng rất ít. Kể cả có một số mătj hàng chốc lát tăng vì khan hiếm nhưng khi điều chỉnh được nguồn cung thì sẽ lại quay lại bình thường.Khi cần có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương thì có thể thấy được kết quả hữu hiệu.

Em nghĩ suy cho cùng thì cũng vì cái cơ chế quản lý chuyên chế ở mình mới tạo ra những nhà quản lý vĩ mô kiểu ông Bình, mà thực ra thì điều dang xảy ra ở tòa nhà Ngân hàng Nhà nước hướng ra Hồ Gươm chính là hệ lụy từ bao nhiều năm nay.. những nhà quản lý tiền tệ không có kiên thức về tiền tệ, hay là những nhà quản lý có chút kiến thức kinh tế tiền tệ thì lại không phải là nhà quản lý giỏi, ngồi vào ghế đó” theo sự phân công của Đảng, Chính phủ”, rồi hết nhiệm kỳ lại để lại những hệ lụy cho người sau, người sau lại để hệ lụy cho người sau nữa.. cứ thế, cứ thế.. và người chịu thiệt thòi chính là dân chúng sống trong bất ổn, nền kinh tế trì trệ, đồng tiền mất giá…

Hầy dà, mang danh ” của dân, do dân, vì dân” mà chẳng hỏi ý dân, chẳng nghe dân nói cứ theo kiểu ” Đảng lãnh đạo” theo ” ý Đảng” rồi Chính phủ thì ” trách nhiệm tập thể” tức là không ai chịu thế này thì rồi chẳng biết sẽ đi về đâu….Cách làm này hoài làm sao dân đen Chúng Tôi chịu nỗi ???

2 nhận xét:

  1. Chế độ của dân, do dân, vì dân... nhưng tại sao trụ sở UBND luôn gắn bảng cấm dân tụ tập?

    Trả lờiXóa
  2. mình không hiểu là vì sao lại có những người vô ý đặt tên là Bác Hồ rồi lại nhận xét không hề liên quan đến vấn đề của bài viết là sao. xem ra người viết của tác giả người tung lên người ném đá, nhà của diễn đàn công nhân Việt nam có vẻ là nhộn nhịp

    Trả lờiXóa