Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Sau bao năm "công nghiệp theo định hướng XHCN" con trâu vẫn đi trước cái cày !

Hà Linh Cô

                

Em nhớ hồi còn đi học, đã luôn được học về chính sách phát triển kinh tế của chúng ta nôm na là công nghiệp hóa hiện đại hóa trên mọi lĩnh vực, trong nông nghiệp thì có cơ khí hóa..vv và vv..



Em đi học bao nhiêu năm thì có bấy nhiêu năm làm bài cứ ra rả vậy rồi sau này lớn lên cũng cứ nghe đi nghe lại chiến lược phát triển vậy trên tivi, trên đài và đọc mòn cả mắt.

Em nghĩ nếu với một cơ chế quản lý quan liêu thiếu thực tế như hiện nay, người quản lý-người đại diện cho dân chúng không đặt mình trong vị trí của người dân xem họ có thể làm được gì, cần cái gì và hết lòng để biến những nguyện vọng đó thành hiện thực thì còn khó mà đổi thay bộ mặt nông thôn.

Bao nhiêu năm đã qua đi, thử hỏi nông thôn VN, nông nghiệp VN có những đổi thay gì? em phỏng vấn người nông dân ở vùng quê em thì họ nói thay đổi lớn nhất là có cái ủng mặc để lội ruộng tránh đỉa cắn.Người làm ngư nghiệp có khác gì không? người làm lâm nghiệp có khác gì không?

Họ chẳng có những ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ để giúp họ giảm công sức, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập…Họ vẫn phải phụ thuộc vào” thiên thời, địa lợi”…cuộc sống bấp bênh như bao đời cha ông họ

Những cánh đồng bón phân hóa học bị sa mạc hóa,năng suất thấp.. công việc đánh bắt khó khăn, những việc về rừng càng ngày càng hiếm hoi, người sống ở miền núi, sống dựa vào rừng càng bị thu hẹp đất sống…người nông dân lũ lượt bỏ quê về thành phố kiếm sống, bỏ quê di cư đến những nơi khác, thiếu việc làm, con cái thất học..Người nông dân theo nghĩa rộng và cuộc sống của họ dường như bị bỏ quên bên lề….

Em đọc ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt thấy tâm đắc:”Tôi không biết các nhà lãnh đạo nghĩ thế nào, nhưng tôi nghĩ nông thôn là vấn đề chính trị quan trọng nhất. Nếu chúng ta không xây dựng tốt nông thôn, không xử lý tốt quan hệ giữa nông thôn và đô thị, chúng ta không xử lý vấn đề nông nghiệp và nông dân một cách cẩn thận thì chúng ta sẽ nhổ rễ dân tộc chúng ta ra khỏi nền văn hóa của nó, biến dân tộc mình thành một cái chợ và bán tất. Trong đó việc bán đầu tiên là bán con người.

Đây không phải là chê trách chính quyền, mà là phải xử lý một cách có cơ sở khoa học về câu chuyện nông thôn. Không phải giải quyết bằng chuyện chúng ta tôn trọng nông dân theo kiểu “thưa cụ”, rồi đội khăn xếp, có quốc hoa, quốc phục… tất cả những thứ đó không có nhiều giá trị trong thực tế đời sống. Điều cần thiết là làm thế nào để những sản phẩm của nông nghiệp có giá trị cao.”

Em lại nhớ đến cái biểu hiện “cơ khí hóa, hiện đại hóa” nông thôn ở quê em chính là cái xưởng cơ khí lợp tôn to rộng khác hẳn với mọi kiến trúc khác một ngày nọ cách đây mấy chục năm được dựng lên ở một vạt đất rộng ở thị trấn…Thợ tiện, thợ nguội và các loại thợ về cơ khi được điều về…Nhưng rồi một thời gian sau các thợ phải kiếm việc làm thêm mà kiếm sống..vì không có một kế hoạch cụ thể và đồng bộ thì làm sao họ có khách hàng, rèn mấy cái cuốc, cái bừa thì vẫn có thợ rèn ở các làng làm từ bao đời rồi, lại ở ngay quê việc gì phải đến thị trấn cho xa..và có gì thay đổi với việc nhà nông đâu mà có nhu cầu phải viện tới cái xưởng cơ khí đó..

Mấy chục năm qua rồi em về quê vẫn thấy cái xưởng cơ khí trơ trơ vậy, chẳng mở rộng ra gì hơn…và em nghĩ đó chính là “biểu tượng hùng hồn” cho cái ảo vọng công nghiệp hóa, cơ khí hóa nông thôn khi thực ra họ chẳng biết cơ khí hóa là cơ khí hóa cái gì, công nghiệp hóa là công nghiệp hóa ra sao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét