Những sự thật cần phải biết - Tinh thần dân tộc tiếp nối qua lá cờ ;http://danlambaovn.blogspot.com/
Trực Ngôn
Nhìn lại lòng mình chân thật, chúng ta hãy tự hỏi: Vì sao chúng ta- những người miền Nam, trong và ngoài nước- càng trải qua nhiều đau thương mất mát lại càng yêu quí lá cờ vàng, trong khi số đông dân miền Bắc thì dường như thờ ơ và lạnh nhạt với nó?
Câu trả lời là vì lá cờ vàng đã một thời che chở cho dân miền Nam, giúp họ tìm được niềm vui sống mỗi ngày trong tự do, hoà bình, đầy tình người. Biết bao hạnh phúc trong quá khứ đều hiện về khi nhìn thấy lá cờ. Sống vui hưởng tự do, mỗi người theo đuổi giấc mơ riêng của mình và thường quên đi bổn phận gìn giữ tự do chung cho đến khi tất cả chúng ta đánh mất nó. Cơn sóng dữ kinh hoàng cs ập đến và làm đảo lộn tất cả.
Khi nuôi con thì mới biết tấm lòng cha mẹ. Muốn báo hiếu nhưng cơ hội đã không còn vì cha mẹ đã khuất bóng. Khi mất tự do thì dân miền Nam mới biết ân hận, thương tiếc lá cờ vàng. Do vậy lá cờ vàng cũng gợi nhớ cho lỗi lầm của chúng ta trong quá khứ. Dân miền Nam phần lớn thời ấy đã không gạt bỏ được riêng tư để cùng nhau đánh thức lương tri người dân bảo vệ tự do dưới lá cờ vàng. Bọn trí thức miền Nam thời ấy lại cao ngạo, háo danh đã để lòng tự ái dân tộc mù quáng len lỏi vào tâm tư. Họ bị bọn điếm tình cảm cs kích động lòng tự ái dân tộc, rồi giúp sức cho bọn cs nằm vùng. Điểm nổi bật của bọn này là tính kiêu ngạo, háo danh mà không hề biết thương dân. Sống trong phước báu mà đã không biết quí trọng để rồi làm mất nó. Lịch sử là một ông thầy nghiêm khắc. Ông ta chỉ dựa trên kết quả do sức mạnh đem lại và coi nhẹ đạo đức con người. Do vậy: Cái thiện chỉ chiến thắng cái ác khi nó biết tự bảo vệ cho nó và làm cho nó mạnh hơn cái ác.
Giờ đây, chúng ta có thể làm gì để một lần nữa lá cờ vàng về lại trên non sông Việt Nam tự do? Câu trả lời nằm ngay trong bài viết của anh Chí Hùng. Vì sao nói thế? Vì nó chinh phục lòng người Việt bằng sự thật mà nó đem lại. “Mưu phạt công tâm” như ông Nguyễn Trãi từng định kế sách trong 10 năm kháng chiến chống quân Minh. Và kế sách này đến nay vẫn còn y nguyên hiệu lực vì chúng ta hãy nên nhớ rằng: dân Việt muôn đời là giống dân giàu tình cảm. Bài viết của anh Hùng thật đúng lúc. Xin phân tích.
Mỗi ngày đọc báo, nếu bạn là người có lương tri bạn sẽ thấy xã hội VN đang tập nhiễm cái ác trầm trọng. Riết rồi bạn có thể đâm ra làm quen với điều ác, làm ác, sống ác. Những điều ác hiếm hoi mà trước 1975 ở miền Nam làm chấn động dư luận thì nay xảy ra nhan nhãn hằng ngày. Với suy luận duy lý, bạn vội kết luận một cách bi quan rằng, cái ác cs đã chiến thắng và sẽ ngự trị lâu dài ở VN. Điều này theo tôi là không đúng.
Trong mỗi người Việt chúng ta đều tiềm ẩn sức mạnh ghê gớm của tình cảm thương ghét. Vì tình thương gia đình ta có thể cam chịu sống hèn hạ, nhưng cũng vì tình thương người thân trong gia đình mà ta trở nên can đảm và coi thường cái chết. Dân Bắc hay dân Nam đều giống nhau. Khi cái ác của chế độ cs là nỗi phiền não ám ảnh thường xuyên cộng đồng, thì lương tâm con người bắt đầu kháng cự lại. Khi cái ác đến cùng cực, lòng người sanh lòng chán ghét và họ tự nhiên muốn quay về nương tựa điều thiện. Khi lòng người biết rõ nguồn gốc cái ác là do chế độ cs gây ra, họ sẽ bắt đầu chán ghét cs và đi tìm cái thiện để nương tựa. “Vật cùng tất phản”. Bộ kinh Dịch đúc kết cuộc chiến Thiện-Ác hơn 6000 năm của loài người cũng cho thấy: Sau thời kỳ sống Ác – quẻ Bác- thì con người trở về với cách sống Thiện –quẻ Phục vậy. Dẫn chứng: nhiều cha mẹ gửi con em mình vào chùa tu học vào mùa nghĩ hè đề lánh xa cái ác ngoài xã hội, các chùa chiền được xây mới khắp nước, niềm tin tâm linh-dù còn nhiều mê tín- đã trở về công khai trong cộng đồng ngay trong cả các đảng viên cs. Người ta bắt đầu ý thức và sợ cái Ác, tìm nơi an ổn để nương tựa tâm hồn. Diễn trình tương tự cũng xảy ra bên Tàu với phong trào “Pháp Luân Công”.
Hãy thử xét một người dân Bắc bình thường thế hệ 6 X trở về sau này nghĩ gì về lá cờ đỏ.
Sinh ra đời họ đã thấy cờ đỏ. Lớn lên họ chiến đấu dưới là cờ đỏ. Sau 4/1975 miền Nam tự do thất trận, làm cho họ càng tin vào chính nghĩa của lá cờ đỏ. Chiến lợi phẩm từ miền Nam đem ra Bắc giúp họ thoát đói nghèo và ngày càng khá khẳm. Trong thâm tâm có lẽ họ cảm ơn lá cờ đỏ vì điều ấy. Làm sao kêu gọi họ từ bỏ lá cờ đỏ vì lý do chính nghĩa khi họ chưa có một sự thôi thúc nào cả? Một nửa dân số VN có lẽ là số người này.
" Còn ngược lại thì đảng cộng sản Việt Nam không những sử dụng lá cờ tỉnh Phúc Kiến bên Tầu làm cờ của mình. Đây là một hành động thể hiện tính chất bán nước và nhu nhược của đảng cộng sản Việt Nam."
Công bằng mà nói, nếu ta sinh ra ở miền Bắc thì ta cũng suy nghĩ và hành động giống như vậy. Là người dân miền Nam bình thường, hãy khoan nói về chính nghĩa tự do, dân tộc này nọ vì nó dường như xa vời với tâm lý đám đông, chúng ta yêu quí cờ vàng vì những chuỗi ngày hạnh phúc mà lá cờ vàng trong quá khứ đã đem lại cho ta, trong khi dân miền Bắc cs họ chưa được hưởng gì trực tiếp từ lá cờ vàng ngoài những thông tin sai lệch về lá cờ vàng do bộ máy tuyên truyền cs đem lại.
Câu trả lời xác đáng nhất là: Dân miền Bắc chỉ bắt đầu thay đổi nhận thức khi họ phải đối mặt với một chấn động lớn về tâm lý. Khi bị sốc - chấn động thì người ta buộc phải xét lại niềm tin xưa cũ của mình. Cú sốc ấy có thể là: tiếng súng đàn áp dân oan gây đổ máu, lạm phát đẩy dân nghèo đến chỗ tuyệt vọng, cái chết thương tâm của nhân vật nào đó, xe tăng Việt cộng, Tàu cộng nghiền nát đồng bào (?)..v.v. Khi ấy, niềm tin cũ đã chết, họ tự nhiên phải tìm cách giải thích mới. Loạt bài của anh Đặng Chí Hùng và các diễn đàn như Dân Làm Báo sẽ giúp họ tìm được niềm tin mới vì nó cung cấp sự thật bị chế độ cs che giấu gần 80 năm.
Hễ đi tìm thì sẽ gặp. Hễ gõ thì cửa sẽ mở. Người dân chủ hãy cung cấp cho dân miền Bắc một sự chọn lựa. Cung cấp cho họ mọi sự thật bị che khuất để rồi họ tự quyết định cho chính cuộc đời họ. Cần thời gian cho sự thay đổi niềm tin con người. Vì sâu xa trong bản chất con người thì “Những điều mà anh hét vào tai tôi, tôi chẳng nghe gì cả”. Người dân chủ chiến thắng điều ác cs không bằng sự cưỡng bức. Không thể đem lại hạnh phúc cho con người bằng sự cưỡng ép lòng tin như bọn cs. Mà là bằng sự thuyết phục trái tim họ xuyên qua các việc làm thiết thực, qua sự thật được phơi bày. Bằng sự tự nguyện tham gia của người dân chứ tuyệt không dùng đến cưỡng bức do khủng bố và tuyên truyền mị dân như kiểu cs. Vì trên hết chúng ta –những người yêu tự do – cần tôn trọng quyền sống của con người ngay cả khi hắn là đối thủ chính trị hay là kẻ thù. Nếu có tội thì hắn phải được xét xử theo đúng tinh thần công lý. Điều này là điểm khác căn bản của người dân chủ và bọn cs. Trung thành với nguyên tắc này là chúng ta tạo nên chính nghĩa thu phục lòng người Việt vốn giàu tình cảm và có lẽ của cả thế giới văn minh.
Cách đây 6000 năm, kinh Dịch bộ sách cung cấp cho người quân tử các lời khuyên sáng suốt trong tình huống tương tự. Đó là quẻ “Quải” – cách phát biểu cổ xưa nhất về tranh đấu bất bạo động. Trích: Phải trưng bằng chứng tội ác bọn tiểu nhân ra giữa công luận (vương đình), dùng lòng tin thiệt trong lòng người mà kiên kết lại để cùng nhau tranh đấu, sẽ không lợi cho phe quân tử khi dùng đến bạo lực, và nên biết rằng lúc nào cũng có nguy hiểm tiềm tàng vì bọn tiểu nhân lúc cùng tất trở mặt sẽ đi theo giặc mà làm loạn. Để làm theo các nguyên tắc trên thì điều kiện tiên quyết là phe quân tử cần phải dẹp bỏ thành kiến, lòng tư thù cá nhân, lấy lòng thành tín để tự soi lại mình.[cáo tự ấp]. Phải tự thắng lòng riêng của mình.
Các mục tiêu tranh đấu bất bạo động có thể là: đoàn kết với nông dân cùng nhau tranh đấu giành lại quyền tư hữu ruộng đất, đòi lại quyền biểu tình của công dân bị cs tước đoạt, quyền lập hội bảo vệ nông dân.v.v..
Khi mà hơn nửa số dân miền Bắc tự nguyện đứng về phía cờ vàng vì những lợi ích thiết thực mà họ tin rằng lá cờ dân tộc sẽ mang lại cho họ thì lúc ấy: “Bất chiến tự nhiên thành” giống như vị trạng Trình đã tiên đoán cách đây 500 năm. Thân chào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét