Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Tại sao đất nuớc ta cứ mãi thăng trầm ?

Trần Hùng 

                        

Nói rằng “sự sụp đổ của đảng CSTQ sẽ kéo theo sự sụp đổ của đảng cộng sản VN” là đúng, nhưng, môt cách thừa nhận gián tiếp, chính chúng ta đã gắn vận mệnh dân tộc VN vào sự thịnh suy của nguời khác .
Nói rằng “Liên minh quân sự Việt Mỹ sẽ giúp cho VN thoát ra khỏi ảnh huởng của Trung quốc” cũng đúng, nhưng chẳng qua chúng ta đã quên đi tinh thần độc lập dân tộc mà hoán chuyển sự dựa dẫm từ Hoa lục qua Hoa kỳ mà thôi .

Thử đặt vấn đề nếu không có hai thế lực kia, dân tộc VN có thể độc lập tự lực, tự cuờng đuợc không ? Theo tôi hoàn toàn có thể đuợc .

Với 86 triệu dân, nuớc VN đứng thứ 13 về dân số trên thế giới . Xét về địa lý thì VN nằm ở vị trí rất ưu đãi và có nhiều tiềm năng về kinh tế, giao thuơng, chiến luợc . Xét về con nguời thì con nguời VN không thua kém bất kỳ dân tộc nào về trí tuệ và siêng năng .

Vậy thì tại sao đất nuớc ta cứ phải trải qua hết thăng trầm này đến thăng trầm khác .



1. Các triều đại vua chúa phong kiến, thực dân tư bản, cộng sản độc tài đều có chung một đuờng nối chính trị “đàn áp, đàn áp đến khiếp nhuợc nguời dân” để dễ bề cai trị . Xã hội đuợc tổ chức duới hình thức trại lính, làng quê có chánh tổng, lý truởng, chủ tịch ủy ban hành chính, bí thư đảng uỷ, cai lệ, dân quân du kích để theo dõi kìm kẹp đám dân đen lầm lũi còng lưng duới luỹ tre làng, an phận với cuộc đời ít đòi hỏi . Một khi có những kẻ ngông cuồng với những tư tuởng “bất trị” đều bị khủng bố dã man, nặng thì tru di tam tộc, đấu tố, nhẹ thì lao tù khổ sai, cải tạo lao động . Gia đình anh em con cái của kẻ phạm tội bị dìm hãm, bôi đen lý lịch không thể ngóc đầu lên đuợc .

Cách cai trị trại lính nhu vậy đuợc phát triển rộng khắp, chi phối mọi sinh hoạt chính trị của xã hội, từ phố khóm tới cơ quan xí nghiệp, kể cả các cơ quan cao cấp nhất nhà nuớc . Sự bày tỏ tư tuởng khác với chủ truơng chính sách của đảng luôn luôn đồng nghĩa với tự huỷ hoại con đuờng chính trị của mình, kinh tế của gia đình, tuơng lai con cái .

Với bộ máy kìm kẹp trại lính như vậy, làm sao có đuợc những tư tuởng sáng tạo, những đột phát tư duy, nhưng buớc nhảy ngang tầm thời đại.

2. Bản tính cầu toàn của nguời dân. Dù nay đã trở thành bản tính nhưng nguyên nhân sâu xa cũng vì sự đàn áp dã man của tầng lớp cai trị, tầng lớp lãnh đạo qua hàng ngàn năm mà ra. Giống như một con chim vừa mới sinh ra đã biết sợ tiếng giây cung vậy. Sự sợ hãi khiếp nhuợc đã lưu truyền từ bao đời nay, tạo ra sự nhẫn nhục đáng thuơng cho cả dân tộc. Sự nhẫn nhục này chỉ chấm dứt khi bị dồn tới chân tuờng, không còn con đuờng nào thoát, phải vùng lên quật khởi …. Và trớ trêu thay, khi lật đổ đuợc ách thống trị tàn bạo thì lại lập lên một chế độ tàn bạo tuơng tự của một nhóm nguời cầm quyền và trả lại về cho đa số dân chúng cái vai trò “chủ nhân đất nuớc của Chí Phèo” (của tất cả nhưng cũng chẳng phải của riêng ai). Bản tính cầu toàn không phải chỉ giới hạn ở đám dân lành mà còn trùm lên cả hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của nhà nuớc. Đứng truớc lẽ phải và quyền lực, các uỷ viên trung uơng, các tuớng lãnh quân đội, các học giả trí thức … thuờng giữ im lặng để mặc quyền lực thao túng lẽ phải. Cũng có một số ít lên tiếng chỉ trích nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ “bảo vệ uy tín của lãnh tụ” mà hụt hẫng như tiếng kêu cứu của những kẻ thất sủng.

Để giải quyết hai vấn đề này thì một chính phủ Dân chủ là cần thiết. Chế độ đa đảng phải đuợc thực hành từng buớc từ địa phuơng đến trung uơng với sự tham gia đầy đủ các thành phần trong xã hội. Tiếng nói của nguời dân phải đuợc lắng nghe. Quyền lợi đất nuơc phải nằm trên quyền lợi của đảng phái. Luật pháp là thuớc đo, là cân mực, là tiêu chuẩn cho tất cả mọi công dân phải có trách nhiệm bảo vệ và tuân thủ.

Nếu những điều trên không đuợc thực hiện sớm, cái nguy cơ mất nuớc hoặc chí ít cũng trở thành thuộc địa của các cuờng quốc đã tới gần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét