Tâm Nhân
Não trạng nhiều người trí thức VN, nhất là những người đã từng ôm ấp hình ảnh lãnh tụ, đảng viên lão thành như là những gương mẫu xuất chúng nhất, vẫn còn bị mê hoặc mà không nhận ra sự thật là chính Hồ Chí Minh đã lựa Lê Duẩn để kế vị mình ... Những học giả như TS Liên Hằng thì cũng lầm lẫn nốt, không những vì những dữ kiện từ những nguồn không đủ tin cậy, mà còn sai cả trong nhận xét về phương diện tâm lý cá nhân, chính trị tổ chức, v.v.
Vì vào khoảng năm 1955, HCM đã 65 tuổi rồi, ông ta đã không còn sức để hoạt động như thời trẻ nên chỉ muốn hưởng tuổi già, đóng vai “cha già dân tộc” để hưởng lộc của thành công sau 54, và giao việc đánh miền Nam cho một đảng viên kỳ cựu từ miền Nam, một người có nhiều liên hệ cần thiết với các thành phần ở mặt trận miền Nam để thực hiện chiến tranh này. Chẳng có sự lấn át gì ở đây cả; Lê Duẩn là một người có mưu trí thực sự, nhưng chính vì cái gốc kỳ cựu ở Nam và là không phải là loại có học (như Giáp) nên mới càng "hồng hơn chuyên", thích hợp để mang sứ mệnh này cho Hồ Chí Minh. Phải là lớp trẻ (bốn hay năm chục tuổi) thì mới được vì việc đánh miền Nam cũng sẽ là trường kỳ - không phải một sớm một chiều mà thắng được và HCM có thể chết trước khi thấy kết quả. Giáp có công trong ĐBP, nhưng chiến tranh chính trị ở miền Nam còn quan trọng hơn cả vấn đề tài năng QS, và vì thế Duẩn và Thọ là chọn lựa đúng của Hồ Chí Minh!
Ông Hồ phải đóng vai "lép vế" rất khéo để những tay đối đầu với Lê Duẩn phải tuân phục - vì như thế thì mới giữ được đảng, chế độ cũng như ngôi vị của ông Hồ mà đồng thời đưa Duẩn lên và thực hiện được cuộc chiến với miền Nam. Tôi lấy một thí dụ tương tự là ở các công ty (tư bản hay ngay cả CS bây giờ), nó đều có tính chất "độc tài" từ trên xuống, và chairman of the board (chủ tịch, thường là "retired") luôn chống đỡ cho CEO, hầu như không bao giờ chỉ trích, đả kích chương trình của CEO, dù có khi lên tiếng cảnh báo. Trong các tổ chức như vậy, chủ tịch vẫn có dư quyền lực để đá đít CEO bất cứ lúc nào; việc thay Lê Duẩn dễ như trở bàn tay nếu Hồ Chí Minh thực sự phật lòng!
Về việc "hưởng lộc tuổi già" của Hồ Chí Minh thì các hình ảnh từ sau 54 đủ chứng minh, khỏi phải bình luận dài dòng! Cái nhà tre với hồ cá ở HN nhìn theo người dân Bắc thì như là một sự khiêm tốn, bình dị của "Người" vì hệ thống tuyên truyền cực kỳ mạnh, nhưng theo cái nhìn của một người ngoài cuộc, nó đúng là một ngôi nhà nghỉ mát lý tưởng, giống như ở các đảo du lịch cho giới tư bản ở các vùng nhiệt đới khắp thế giới!
Tôi còn nhận thấy rằng, Lê Duẩn có thể đã thực hiện mưu của Hồ Chí Minh khi ĐCSVN quay lưng lại với TQ sau chiến thắng 75 để theo hẳn phe Liên Xô với mục đích dùng Liên Xô để quịt mọi nợ nần với TQ, và vì thế mới có chiến tranh 79, vụ đánh chiếm Trường Sa năm 88, và để rồi - khi khối Liên Xô, Đông Âu sụp đổ - ĐCSVN phải quì lạy TQ năm 90 để liên kết mà giữ đảng. Hồ Chí Minh có thể lúc đầu còn tin tưởng vào khối CSQT khi Liên Xô và TQ còn nồng ấm, nhưng khi Mao ra mặt không phục tòng Moscow, Hồ Chí Minh cũng đủ máu "dân tộc chủ nghĩa" để thấy cái nguy của sự nợ nần láng giềng 16 tốt này mà vạch đường cho Lê Duẩn đi sau này. Đây là kịch bản rất hợp lý ... nó cũng giải thích tại sao Hồ Chí Minh lại giở trò đóng kịch khi gần chết, hát nhạc TQ lúc hấp hối (và những việc khác) để tỏ lòng trung thành với TQ hầu ĐCSVN không bị nghi ngờ và được tiếp tục viện trợ. Một là thế, bằng không thì Hồ Chí Minh đúng là yêu TQ đến chết!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét