Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

CHÍNH QUYỀN VÀ SỰ SỤP ĐỔ

 TN                              


                                

Nói đến đảng CSTQ cũng chẳng qua là nói đến chính quyền của nhà nước TQ hay ngược lại. Bởi khác với các đảng phái phương tây hay các nước dân chủ tự do khác, đảng CS ở TQ là một với chính quyền cũng như nhà nước. Nói nôm na, đảng là chính quyền của chính quyền, là chính quyền chóp bu, là những người cầm quyền duy nhất. Nhưng nói đảng cũng là nói Trung ương đảng. Đây mới thật là cái chóp đỉnh, cái cốt lõi của đảng, và chỉ có những Ủy viên trung ương mới thật sự là những người cầm quyền tập thể trong cả nước, mặc dầu TBT vẫn vô hình chung là người mang danh nghĩa quyền lực quyết định nhất.

Nhưng điều cốt yếu hơn nữa, chính là cơ sở của quyền lực đó là gì.

Trước hết là ý nghĩa hay nội dung của ý thức hệ. Kế sau là quyền lực được dựa trên tính độc trị. Dĩ nhiên hai yếu tố này liên quan với nhau, cái trước làm nên cái sau cũng như ngược lại. Tức tính độc trị hay quyền lực độc trị là cái thực tế. Còn lý thuyết hay ý thức hệ chỉ mang ý nghĩa khởi đầu nhưng hiện tại nó chỉ còn là lý do hình thức, tức chỉ là cái bung xung. Cái bung xung đó không thể mất, cũng như cái ý hệ làm nên cho nó không thể mất. Bởi mất cái này cũng sẽ mất cái kia. Cũng có nghĩa cả hai luôn phải cùng tồn tại một lúc và sẽ phải mất đi cùng một lúc.


Trở lại với ý nghĩa của cái đầu hay cái ý hệ mà hiện tại vẫn còn vai trò cái bung xung đó là cái gì. Đó không ngoài là học thuyết Mác. Học thuyết Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình thật ra đều không thể đứng độc lập mà phải lấy nền là học thuyết Mác. Nhưng phần quyết định đúng hay sai tức ý nghĩa giá trị khách quan của học thuyết Mác có hay không lại quyết định luôn cả cho thuyết của Mao hay thuyết của Đặng. Nói cách khác, sự còn mất của đảng CS Trung Quốc, tức chừng nào nó sụp đổ hay không tùy thuộc vào cái chừng nào học thuyết Mác không thể còn làm cái bung xung được nữa và chừng nào thực tế toàn trị sẽ bị lay đổ.

Dĩ nhiên hai yếu tố quyết định ở đây là yếu tố văn hóa và yếu tố kinh tế cùng lúc. Chính yếu tố hay mặt bằng văn hóa nói chung của xã hội còn thấp, yếu tố kinh tế hay lực lượng kinh tế cũng phải gắn theo đó. Nhưng chừng nào yếu tố văn hóa hay mặt bằng văn hóa lên cao hơn, có nghĩa yếu tố kinh tế hay lực lượng kinh tế lên cao hơn, tất yếu nó phải làm cho tính cách toàn trị và tính cách ý thức hệ lỗi thời đều phải bung ra. Giống như cơ thể lớn lên tự nhiên sẽ xé toạt cái áo dù cái áo có chắc mấy cũng thế, bởi nếu không tự xé toạt được thì chính ý thức chủ động của cơ thể đó sẽ điều khiển nó để nó cỡi ra và vất cái áo cũ kỷ, chật hẹp, tai hại đó đi.
Mà lý thuyết Mác có đúng hay không. Rõ ràng với tiến bộ nhận thức của nhân loại ngày nay, nó hoàn toàn không đúng, không thể làm cơ sở khách quan nào cả. Mà nguồn gốc của sự toàn trị khởi đầu là do chính nó. Khi trình độ nhận thức của nhân dân tăng lên, chất trở thành lượng, thức thành số đông của toàn xã hội, nguyên nhân ý hệ đó tự nó phải tự phủ nhận, cũng phủ nhận luôn cả yêu cầu toàn trị, có nghĩa chính văn hóa làm chấm dứt chế độ toàn trị. Lý do chế độ toàn trị là chế độ của thiểu số. Khi mặt bằng văn hóa của toàn dân cao lên, tức ý thức văn hóa của thiểu số thống trị cũng tự nó cao hơn, lý do thống trị dù muốn dù không, dù tiêu cực dù tích cực, dù miễn cưỡng hay phải bó buộc, cơ chế toàn trị rõ ràng phải bị thủ tiêu. Ý nghia của đảng toàn trị hay đảng ý hệ mang tính giả tạo sẽ hoàn toàn chấm dứt. Điều đó nhất thiết phải xảy ra, cho dù sớm hay muộn cũng thế. Nói khác biến số của văn hóa và biến số của kinh tế chính là hai biến số chung nhất quyết định diễn tiến đồ thị của tiến trình làm sụp đổ đảng CS Trung Quốc.

Thật ra, chân lý khách quan trong sự nhận thức của nhân loại, tức của lịch sử loài người vẫn là một. không hề có chân lý của phương Tây và của phương Đông riêng biệt. Chỉ có giai đoạn trước sau trong nhận thức, không thể có bản chất khác nhau trong nhận thức. Cho nên không thể nói quan điểm tự do dân chủ đúng nghĩa, quan điểm xã hội dân sự đúng nghĩa chỉ là quan điểm của tư sản phương Tây như một số kiều lý luận lừa mị, ngụy biện. Nền dân chủ tự do đúng đắn của nhân loại chỉ là một, xã hội dân sự đúng đắn của nhân loại luôn chính là yếu tố văn minh duy nhất của toàn thể xã hội loài người, không phân biệt đó là của ai hết. Sự tồn tại của đảng CS Trung Quốc chỉ kéo dài đến chừng nào các quan điểm đó còn chưa được phổ biến, chưa được cắm rễ trong toàn nước Trung Quốc. Bởi vì khi chân lý khách quan của nhân loại đã được phát triển đầy đủ trong một nước, nó cũng chính là nền tảng và lực lượng của kinh tế nói chung, và kinh tế chính là cái cụ thể thực hiện văn hóa ý thức để làm tiêu tan một chế độ đã và đang không còn phù hợp hay không mang bản chất hữu lý và chính nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét