ĐẠI NGÀN
Trong lịch sử nhân loại đã từng có rất nhiều ước mơ, lý thuyết CS. Ngay đến thời sát trước Mác, nhiều lý thuyết và thực hành CS còn nở rộ nhưng cuối cùng đều thất bại. Mác kết luận mọi lý thuyết CS trước ông đều không tưởng, tức nó không có cơ sở khoa học khách quan, chắc chắn, chỉ dựa vào cảm tính và sự ước mơ thuần túy, nên không thể kết quả được.
Bởi vậy cố đi tìm một nền tảng khoa học cần thiết, và ông tìm thấy nền tảng khoa học mà ông cho là đích thực, khách quan, tuyệt đối nhất, đó là lý thuyết biện chứng luận của Hegel. Do đó ông mệnh danh học thuyết CS của mình là học thuyết khoa học, nó khác hẳn với mọi học thuyết không tưởng trước kia, và nhất thiết nó phải thành công vì nó theo đúng “quy luật khách quan của lịch sử”.
Những người nào không đọc Mác kỹ, nghe nói như thế thì rất mê. Mê bởi vì ý nghĩa “khoa học” của nó, mê bởi vì nó không là không tưởng nữa, nên nhất thiết phải thực hiện được. Họ cứ tưởng khoa học là hợp chân lý thực nghiệm, giống như mọi chân lý khoa học thực nghiệm khác, nên tất nhiên là chắc chắn, tất nhiên là lý tưởng mà không là không tưởng nữa. Phong trào CS quốc tế phát triển về sau chính là theo phương châm của lòng tin tưởng đó. Như thế Mác đã ngây thơ và khiến bao người lại ngây thơ theo Mác. Mác không phải chỉ ngây thơ mà còn ngụy tín. Bởi ông biết triết học Biện chứng của Hegel có bản thân tư biện, duy tâm, vậy mà ông mang vào quan điểm duy vật xã hội của mình lại không thấy tính tréo ngoe của nó. Có nghĩa Mác đã tự gạt mình rồi từ đó trở thành gạt bao nhiêu người khác mê đắm vào ông. Cái ngây thơ hay cái ruse (ma mánh) của Mác cũng chính là ở đó.
Mác vì quá ngây thơ nên tin tưởng tuyệt đối vào lý thuyết “biện chứng”, lại cho nó là “khoa học”, tính chất lập lờ đánh lận con đen của Mác, hay tính nông cạn, ngây thơ, nông nỗi của Mác cũng chính là đây. Do quá tin tưởng vào quy luật “biện chứng” theo kiểu tư biện thuần túy mà được mệnh danh là khoa học khách quan đó, nên Mác chủ trương độc tài vô sản, đó chính là ý nghĩa gậy ông đập lưng ông trong học thuyết Mác.
Bởi Mác quên rằng bản năng ích kỷ, bản năng phá hoại, bản năng quyền lực, bản năng tham lam, bản năng ác độc của con người luôn luôn có, nên chỉ luật pháp đúng đắn, cơ chế dân chủ tự do đúng đắn mới là phương thức, nền tảng làm chế ngự các bản năng đó. Vậy mà Mác chủ trương chuyên chính vô sản để nhằm thực hiện CNCS, thật là sự ngây thơ hết mức, sự dại dột hết mức, sự phản khoa học và phản xã hội hết mức. Dẹp không tưởng để thực hiện điều vô lối của Mác chính là như thế. Nên tuy về già Mác đã hối hận sự sai lầm của mình trước bao thực tế nhãn tiền, nhưng đã quá trễ rồi, đã phóng lao rồi, không có cách gì còn thu lại được nữa.
Lênin là người mắc bệnh giang mai. Điều đó cho thấy ông ta cũng là người bình thường hay tầm thường như bao nhiêu người khác, có gì thần thánh hay có gì là tiêu biểu cho “sứ mạng lịch sử” của giai cấp công nhân đâu. Như thế cái mà Mác cho là “sứ mạng lịch sử của giai cấp” thực tế chỉ là sự mê tín, sự huyễn hoặc, hay sự thêu dệt chủ ý của chính Mác, nó chẳng có gì khoa học khách quan như người ta lầm tưởng cả. Điều đó cũng không tránh khỏi suy luận Lênin biết đâu chỉ lợi dụng, chỉ dựa vào học thuyết Mác nhằm thực hiện tham vọng cá nhân của mình, thực hiện bản năng quyền lực của mình, nhất là khi quyền lực đó lại tham vọng bao trùm cả thế giới. Sau này mọi người thấy Mao Trạch Đông và hầu hết các lãnh đạo CS khác trên toàn thế giới đều duy nhất chỉ có ham muốn quyền lực, địa vị riêng cho cá nhân là nổi bật nhất. Học thuyết Mác như vậy chỉ là cái bung xung, giai cấp cũng chỉ là cái bung xung, cái phương tiện lợi dụng để đạt tới quyền lực riêng cho bản thân những người cầm đầu thế thôi. Đó chính là thực tế mà mọi người đều tự kiểm nghiệm được. Bé cái lầm của Mác chính là chỗ đó. Mác ngây thơ cũng chính là chỗ đó. Điều tổ trác của Mác cũng chính là chỗ đó. Mác vẽ đường cho hươu chạy cũng chính là chỗ đó. Mác cho rằng không tương thất bại là đúng. Nhưng sự ngây thơ, sự ngụy tín của ông cũng thất bại, điều đó cũng không thể nào sai.
Nói chung lại, thời đại của Mác nhiều nhận thức nhân loại chưa phát triển, khoa học cũng chưa tiến tới nhiều, sự hiểu biết nông cạn về nhiều mặt thực tế nơi Mác cũng tại bởi nguyên nhân đó. Nhưng cái lỗi hay cái tội lớn nhất của Mác là sự cuồng tín. Chính ông cuồng tín vào lý thuyết biện chứng của Hegel một cách sai trái, đem lại sự cuống tín của nhiều người nơi Mác, cuối cùng sự cuồng tín u tối đã giết chết cả 100 triệu người trên toàn thế giới từ khi có chủ thuyết Mác về sau này chính là như thế. Cái công của Mác ở đâu chưa thấy, nhưng quả chỉ thấy cái tội của ông. Chính sự ngây thơ hay sự nhầm lẫn hoặc vô tính hay cố ý cũng đã giết chính ông và giết học thuyết của ông mà không là gì khác. Trách nhiệm lớn lao của Mác đối với nhân loại, đối với khoa học, đối với lịch sử thực tế chính là ở đó. Bởi khi học thuyết độc tài giai cấp hay chuyên chính giai cấp đã được thiết lập, không có trí thức đúng nghĩa nữa, không còn tinh hoa xã hội đúng nghĩa nữa. Mác đã thay thế quan niệm tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng của ông bằng thứ thuốc phiện mới trong thực tế là kiểu tôn giáo chính trị, kiểu niềm tin mù quáng, kiểu niềm tin cuồng tín. Quần chúng thì cuồng tín hay bị bắt buộc cuồng tín kiểu tôn giáo, chỉ những người cầm đầu là sử dụng hoặc lợi dụng chính sự cuồng tín đó. Mao Trạch Đông, Pon Pốt chính là những trường hợp điển hình như vậy.
Nghĩ cho cùng, mọi kết quả học thuyết Mác đều chỉ như ngựa về ngược. Khởi đầu Mác đánh đúng vào tâm lý bản năng tham lam nơi con người, đó là sự thành công đầu tiên của Mác. Nhưng cuối cùng cũng chính bản năng tham lam đó của con người đã chôn vùi chính học thuyết Mác, đó chính là sự thất bại sau cùng và vĩnh viễn của học thuyết Mác. Có nghĩa từ Quốc tế 1,2,3,4 rồi cuối cùng cũng đều thành tro bụi, sự chống nhau trong nội bộ của họ đều cho thấy tính không ổn, tính tự mâu thuẫn, tính tự nghịch lý ngay từ đầu của học thuyết Mác. Hay nói cách khác, quan niệm CS chỉ có cái giá trị hão mà không bao giờ có giá trị thực, bởi vì nó phản tự nhiên, trái tự nhiên mà được ngây thơ hay ảo tưởng cho là giá trị lý tưởng tột cùng hoặc cao nhất của nhân loại. Sự không tưởng hay sự ngây thơ nói cho cùng chỉ đều xây dựng trên quan điểm ý chí, trên sự mê hoặc, trên sự mưu mánh, hay cả trên sự hạn chế về mọi mặt nhận thức của con người cũng chỉ là thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét