Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Ông Giáp Quả Là Kẻ Đa Tài Chứ Không Chắc Là Một Thiên Tài

Võ Thị Trang, Sài gòn

                    

Một con người “vĩ đại” có thể được nhìn thấy qua 2 góc cạnh: Tư tưởng và sự thành tựu trong cuộc đời của họ. Một tư tưởng vĩ đại, ngoài cái tính logic của nó còn phải được chứng minh qua những ảnh hưởng của nó trong xã hội loài người. Ngược lại, một sự thành tựu vĩ đại thường được dẫn dắt bởi những suy nghĩ, tư tưởng “to lớn”.

Chỉ là một giáo sư Sữ học, một người tốt nghiệp cử nhân Luật ? Chắc chắn không làm ông Giáp trở thành vĩ đại. Là một đại tướng chưa từng trải qua một khóa huấn luyện quân sự chính quy có thể nào làm ông Giáp trở thành vĩ đại trong sự nghiệp quân nhân của mình? Ông Giáp cũng chưa từng sản xuất ra một hệ thống tư tưởng nào để có thể trở thành vĩ đại, vì chính ngay bậc thầy của ông – Hồ Chí Minh – cũng tự nhìn nhận ông không có tư tưởng gì khác ngoài chủ nghĩa Mac-Lênin.

Hào quang của ông Giáp bỗng rực rở sau chiến thắng Điện Biên Phủ, một thành tựu đã được lịch sữ đem ra ánh sáng với nhiều nghi vấn. Hãy thử đặt một câu hỏi: Một tổ chức không đủ sức để chế ra được một cái đinh đóng giày thì lấy vũ khí và sức mạnh ở đâu để chiến thắng đoàn quân viễn chinh của thực dân Pháp? – có chăng là – qua sự viện trợ của Nga và Tàu – ông Giáp và đảng CS của ông đã cổ động được sư hy sinh vô bờ bến của những người dân chất phát và yêu nước nồng nàn đến độ ngây ngô, cuồng tín.



Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của ông Giáp có gì?

Những thành tựu trong chiến thuật tiêu thổ kháng chiến, du kích chiến không đủ sức thuyết phục các đồng chí của ông về một chiến thuật qui mô hơn, cần thiết cho một chiến thắng sau cùng. Những quan điễm bảo thủ đã làm cho vai trò của ông lu mờ, thậm chí bị nghi ngờ là xét lại. Trận tổng tấn công và nỗi dậy vào dịp Tết Mậu Thân 1968 khi ông đang được cho dưỡng bệnh ở Đông Âu(!) dù thất bại trên phương diện quân sự nhưng ngược lại chứng minh được khả năng tấn công của quân đội Bắc Việt trên toàn miền Nam đối với chính giới Hoa Kỳ.

Cuối cùng, trận tổng tấn công vào mùa xuân 1975 và sự thành tựu – dù sớm hơn tiên liệu – đã hoàn toàn đánh đổ huyền thoại về một thiên tài quân sự mà đảng đã xữ dụng bấy lâu nay. Trong khi Văn Tiến Dũng trở thành người hùng của chiến dịch Hồ Chí Minh thì Võ Nguyên Giáp được điều động để làm nhiệm vụ trong hoà bình… từ một giáo sư Sữ học, một cử nhân luật, một đại tướng, một Chủ Tịch Uỷ Ban Khoa Học Nhà nước rồi Chủ Tịch Ủy Ban “Sinh đẻ có kế hoạch”, ông Giáp quả là một KẺ ĐA TÀI chứ không chắc là một thiên tài… Với vai trò là Chủ Tịch Ủy Ban “sinh đẻ có kế hoạch” như thế ông đã thành tựu được gì khi nâng tổng dân số Việt Nam từ 40 triệu lên 80, 90 triệu (đói khổ) như ngày nay?

Thật ra trong một cái chế độ mà ngay cả những chính sách của quốc gia cũng được diễn dịch như những câu chuyện của thâm cung bí sữ thì những thiên tài như Võ Nguyên Giáp, những anh hùng như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ thị Sáu được người dân biết đến bằng cách gì ngoài một sự đánh bóng tùy trường hợp?

Thiên tài hay không thiên tài, vĩ đại hay không vĩ đại nếu còn là một vấn đề tranh cải thì một sự thật rõ ràng mà mọi người có thể đồng ý là – dù thăng hay trầm – ông chấp nhận trung thành tuyệt đối với cái chế độ mà ông tự cho mình là một công thần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét