Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

Nam Nhân

                   

Tầm nhìn chiến lược của người lãnh đạo đất nước là tầm nhìn dân tộc và tầm nhìn toàn cầu. Hai hướng chiến lược này của tầm nhìn không loại trừ nhau mà là điều kiện cho nhau cũng như cần thiết và bổ sung cho nhau.

Tầm nhìn toàn cầu tất nhiên phải là tầm nhìn đúng khách quan, không thể chủ quan hay sai lầm. Tầm nhìn đó là tầm nhìn khoa học kỹ thuật, thương mại và kinh tế toàn cầu như khuynh hướng nền tảng và tất yếu ngay từ đầu. Chính sách bế quan tỏa cảng thời triều Nguyễn chính là sự dốt nát, sự sai lầm một tầm nhìn như thế.

Chính sách cộng sản hóa toàn thế giới của học thuyết Mác và những người đi theo hướng học thuyết đó ở VN trong suốt thế kỷ trước cũng là tầm nhìn hạn hẹp, bế tắt, chủ quan, mù quáng như thế.
Tầm nhìn dân tộc là tầm nhìn phát triển nội lực của dân tộc. Tuy nhiên khi tầm nhìn toàn cầu sai thì tầm nhìn dân tộc cũng bị kéo theo. Ý nghĩa của những cuộc bạo lực cách mạng kiểu ý thức hệ trong tầm nhìn dân tộc của suốt thế kỷ qua của giới lãnh đạo VN cũng chính là như thế.



Cho nên kết hợp tầm nhìn dân tộc đúng đắn trong tầm nhìn toàn cầu đúng đắn không ngoài ý nghĩa hoàn cảnh cụ thể của dân tộc lẫn triển vọng phát triển của dân tộc. Khi đã thấy được như thế cũng thấy được không phải bạo lực hay vũ khí là con đường cứu nước mà chính là con đường khoa học kỹ thuật, kinh tế thương mại, dân sinh dân chủ, đặc biệt nhất con đường ý thức và giáo dục hay con đường dân trí phải đặt làm nền tảng và để lên hàng đầu. Đó chính là yêu cầu sáng suốt của nhà ái quốc cách mạng Phan Chu Trinh trong thế kỷ trước mà ít người quán triệt hoặc nhận thức ra được.

Cái nhìn quá khích của chủ nghĩa Bôn sê vích mà một số nhà lãnh đạo VN từng áp dụng trong thế kỷ qua chính là điều ngược lại và cũng là điều sai lầm chẳng khác gì điều sai lầm dưới triều Nguyễn trong thế kỷ 19 là như vậy.

Từ chủ nghĩa Bôn sê vích đi ngược lại tầm nhìn dân tộc và tầm nhìn toàn cầu trong mọi mặt tích cực và thiết yếu nhất đã dẫn đến sai lầm về kinh tế, về xã hội, về giáo dục (sai lạc trong ý nghĩa giáo dục ý thức cá nhân và ý thức xã hội một cách xác đáng, thiết yếu, cũng như chỉ hướng dân trí đến chỗ mù quáng, hạn hẹp, thấp kém, bị tầm thường hóa), hay nói chung là về lịch sử bao quát nhất và hậu quả đó đã khiến ngày nay VN vẫn chỉ là nước tụt hậu so với thế giới, cũng như các vấn đề dân sinh xã hội cơ bản chỉ rối nhùi mà chưa được giải quyết hoặc không lấy gì làm triển vọng hoặc sáng tỏ cho tới hiện thời đều chỉ là như thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét