Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Tướng Võ Nguyên Giáp có phải thật là anh hùng?

Người Kẻ Chợ

                            
                                        

                                 
GS Carl Thayer rút cuộc cũng không vượt qua cái sự hiểu biết và cái nhìn hạn chế của giới trí thức Tây Phương về cộng sản, nhất là cộng sản Á Châu (Việt Cộng, Trung Cộng, Bắc Hàn) cuộc Chiến Tranh Lạnh và bản chất cũng như cơ cấu tổ chức và hoạt động của cộng sản. Cũng chính vì cái nhìn phiến diện, ngoại vi, của kẻ bên ngoài (outsiders) của họ, nên họ không tiếc lời ca tụng cộng sản, trong đó có Hồ, Giáp, một cách vô tình hay cố ý. Có người còn so sánh Giáp với Napoléon, gọi ông ta là một Napoléon đỏ. Thật ra, đó là một sự so sánh gập ghềnh, như so sánh một con quạ với một con công, bò nhà và bò rừng, hay mèo với cọp. Tại sao? Napoléon là một Hoàng Đế tự mình đội đá vá trời, tự mình đeo vương miện cho mình, trên đầu ông ta không có ai cả. Ông thể hiện chính câu nói bất hủ của ông “Vouloir c’est pouvoir” (Muốn là được!), một câu nói thể hiện một sức mạnh ý chí tuyệt luân. Còn Giáp chỉ là một con ốc trong một guồng máy cộng sản sắt máu, hiếu chiến. Cái chiến thắng Điện Biên Phủ chỉ là một chiến thắng của bạo lực đối với nhân tính con người. Thực dân Pháp dù cho có xấu xa đến mấy cũng vẫn còn nhân tính, và họ đã đầu hàng, chứ không tử thủ, trước một đạo quân biển người theo chiến lược biển người, nướng quân của Mao cộng để giành thắng lợi với bất cứ giá nào của cộng sản. Giáp đã ngu muội lập lại chiến thuật này lần thứ hai tại trận vây hãm Khe Sanh đối với quân Mỹ nhưng đã thất bại thê thảm sau khi nướng hàng vài chục ngàn cán binh Việt cộng! 


Nói cách khác, Giáp không phải là anh hùng, danh tướng gì cả như những lời đưa tiễn người quá cố mang tính xã giao lịch sự của Tây Phương. Chính vì chỉ là một con ốc trong một guồng máy lạnh lùng, tàn bạo nên Giáp đã “bị loại khỏi Bộ Chính trị năm 1982. Gần một thập niên sau, vào năm 1991, ông bị gạt ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, rời khỏi chức Phó Thủ tướng và Ủy viên Trung ương Đảng, về nghỉ hưu ở tuổi 80.”

GS Carl Thayer cho rằng Giáp “theo chủ nghĩa dân tộc, đặt dân tộc Việt Nam lên hàng đầu, cho nên, ông phải đương đầu với nhiều thách thức.” Tôi không nghĩ như vậy. Nếu Giáp thực sự đặt dân tộc Việt Nam lên hàng đầu, thì ông ta đã có bao nhiêu cơ hội để phản tỉnh, để trở thành một nhà ái quốc thật sự, một anh hùng, một danh tướng thật sự. Các cơ hội đó là:

 (1) Kết quả của cuộc Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu dân lành,

 (2) sự mở mắt của dân chúng Miền Bắc sau khi được Miền Nam giải phóng năm 1975,

 (3) Sự xâm lăng trắng trợn của người “đồng chí anh em cộng sản Tàu năm 1978-79, 

(4) Sự sụp đổ và bị vạch trần tội ác của chủ nghĩa cộng sản thế giới năm 1989 (Đây là một cơ hội mà ngay cả một anh nhà báo như cựu Đại Tá VC Bùi Tín còn nắm bắt được), 

(5) và cuối cùng là phong trào chống giặc bành trướng Tàu, chống tham nhũng trong đảng và chính quyền cộng sản, đòi hỏi nhân quyền, tự do, dân chủ, chống cướp đất…của toàn dân. Thế mà Giáp vẫn một mực lặng yên, bình chân như vại, chỉ thỉnh thoảng mới rón rén góp vài ý kiến mà đã bị cô lập, khinh thường bởi nguyên một tập đoàn cộng sản trong nước cấu kết với Tàu Cộng! Vì quá sợ hãi, Giáp đã bỏ qua cả 5 thời cơ lớn nhất trong đời y để ít ra cũng đem lại phần nào thực chất cho cái huyền thoại “danh tướng ĐBP và nhà yêu nước.” Nhưng y đã im lặng, bất động cho đến chết và thế là không còn gì để vớt vát được nữa.

Thật ra y đã chết từ lâu, sau khi bị soán hết quyền bính, cũng như Hồ! Thay vì giết y như Mao đã giết Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài và các “đồng chí khai quốc công thần” khác của hắn, bọn đồng chí, hầu hết là đàn em của y, đã sỉ nhục y bằng cách chuyển y qua phụ trách chuyện đàn bà! Điều này cho thấy y không hề có sức mạnh của ý chí, nghị lực và lý tưởng của một cá nhân, ít ra như Stalin, Mao, Tito hay những tên đồng chí, đàn em đã hạ bệ y! Y chỉ là một con vít, dù là một con vít cứng, tốt, không hơn không kém! Mà quả thực, trong chế độ độc tài cộng sản, với bản chất và văn hóa tổ chức gần giống với Mafia hoặc một băng đảng ma túy hơn là một tổ chức chính trị nhà nước theo kiểu tư sản, không thể có anh hùng, danh tướng thực sự mà chỉ có kẻ sống sót cuối cùng sau các cuộc giành giật, thanh trừng đẫm máu mà Liên Xô dưới thời Stalin và Tàu Cộng dưới thời Mao là hai ví dụ sống động. Sau khi Hồ, một huyền thoại huyễn hoặc khác của cộng sản chết, nếu Giáp chỉ cần sử dụng được một trong các cơ hội trên đây, thì ít ra y cũng vớt vát phần nào cho cái mục tiêu và thanh danh của Hồ, y và đồng bọn cũng như giúp dân tộc Việt Nam tách được hai khái niệm, hai phạm trù, hai thực tại “ái quốc” và “cộng sản/xã hội chủ nghĩa” ra khỏi nhau, để cho cộng sản không “hijack” (cướp đoạt) cái khái niệm “ái quốc” của người dân. Đàng này vì ham sống, sợ chết, ham hưởng nhàn nên y đã bỏ mặt người dân Việt khốn cùng sau khi đã cùng Hồ lừa phỉnh (hoặc thành ý nhưng ngu muội) dẫn dắt họ chọn một con đường sai lạc, dẫn đến cái địa ngục cộng sản bạo tàn, thối nát, bất công hiện nay. 

Cái ý tưởng “về cuối đời, ông khuyến khích các mối quan hệ ấm nồng hơn giữa Việt Nam với nước Mỹ cựu thù” chỉ cho thấy một thái độ khôn vặt của Giáp sau khi thấy các quan thầy cộng sản của mình đã giao động hoặc sụp đổ mà thôi. Còn việc “phản đối dự án khai thác bauxit Tây Nguyên vào năm 2009” chưa có gì chứng minh là Giáp vô tư. Trâu cột thường ghét trâu ăn. Con cháu Giáp đều được nhiều ân huệ của đảng ông cho nên nếu ông ta phản đối một cái gì đó có khi chỉ là vì con cháu và phe cánh mình không được chia phần. Ngay cả nếu ông ta phản đối mạnh hơn cũng chưa chắc gì là vì công tâm, công lý. 

Tóm lại, NẾU cái gọi là Mặt Trận Việt Minh mà Giáp là một sáng lập viên, cái mặt trận đã đoàn kết toàn dân Việt Nam đứng lên xua đuổi thực dân Pháp đã không phải là một tổ chức cộng sản trá hình, vừa đánh Pháp, đuổi Nhật, vừa tìm cách tiêu diệt những thành phần và đảng phái yêu nước không cộng sản khác, thì trận ĐBP đã có một ý nghĩa khác và Hồ, Giáp, Đồng, Chinh…đã là những anh hùng dân tộc thực sự. Nhưng không, lịch sử đã chứng minh bọn chúng chỉ là những tên cộng sản đã được huấn luyện bởi Quốc Tế Cộng (Comintern) tại Nga, Tàu và phái về Đông Dương để “giải phóng thuộc địa, bài phong, đã thực” hòng chiếm trọn phần đất này cho cộng sản. Chính vì thế mà các phong trào, đảng phái, cá nhân yêu nước, chống Pháp, Nhật khác đã không được chúng chân thành hợp tác hoặc ủng hộ mà bị chúng rắp tâm tiêu diệt một cách dã man để chiếm độc quyền (không phải yêu nước) cho đến tận ngày nay. 

Chính vì vậy dân tộc Việt Nam, nhất là giới trẻ, cần phải phân biệt giữa lòng yêu nước, yêu dân tộc thật sự, được tiêu biểu bởi các anh hùng trong lịch sử như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…, rồi đến các anh hùng trong thời kỳ hiện đại như thiếu tá Hải Quân VNCH Ngụy Văn Thà (anh họ Ngụy nghĩ càng thấm thía!) hy sinh anh dũng cùng với chiến hạm của mình khi đánh Tàu Cộng, các danh/thần tướng Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ và biết bao chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tuẫn tiết khi bại trận chứ không chịu đầu hàng quân cộng sản xâm lược. Nếu đã hiểu được như thế thì cái bè lũ cộng sản tham tàn “hèn với giặc Tàu và ác với dân” không có tên nào có thể được xem là anh hùng, là danh tướng trong lịch sử và trong lòng người dân Việt Nam được! 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét