Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

NÊN ĐÁNH GIÁ NGHIÊM TÚC VỀ ÔNG HỒ CHÍ MINH

Ngân Đài
                           

                              


Bất kỳ con người nào trên thế gian này đều có thể được hay bị người khác đánh giá, cho dù người đó là ai, cho dù vào thời điểm nào cũng thế, đó là cái quyền và cũng là ý nghĩa của tất cả mọi người, những sự đánh giá cũng có thể thiên hình vạn trạng, tùy theo góc độ các cái nhìn, tùy theo não trạng hay cảm xúc chủ quan của từng người. Nhưng tất nhiên chỉ có những sự đánh giá thật sự nghiêm túc, khách quan mới là đáng nói nhất.


Sự nghiêm túc, khách quan như vậy đối với nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh ngày nay cũng thật sự là khó. Bởi vì có rất nhiều não trạng của người VN ở khắp nơi ngày nay không ưa ông Hồ, cũng có rất nhiều não trạng của người VN ngày nay luôn luôn mỹ cảm hay thần thánh hóa ông Hồ, vả lại quyền lực chính trị thật sự ở VN đều lấy ông Hồ làm thần tượng, thế nên mọi sự phê phán nghiêm túc, khách quan đối với ông Hồ quả thật ngày nay hãy đang còn khó.

Tuy vậy, đúng ra mọi sự phê phán nghiêm túc, khách quan đối với bất kỳ ai đều luôn luôn cần thiết, bởi vì đó chỉ là nói lên một sự thật đã có, bởi vì sự nói lên đó có thể có những ích lợi nào đó cần thiết cho những người khác.

Dù vậy, nếu không chủ quan, sự đánh giá đúng mực nhất là sự tự đánh giá của chính đối tượng đó mà không ai khác. Thế những mọi người đã chết rồi thì không nói lên được điều gì, mà giả dụ còn sống, cũng khó ai mà phơi bày tât cả mọi sự có liên quan đến mình cho nhiều người khác biết. Đó chẳng qua cũng chỉ là sự việc tất yếu hay phải có ở đời mà thôi.

Bởi vậy đánh giá ông Hồ trước tiên phải nói ông là người thành công mà cũng là người thất bại. Phải nói ông là người đã chiến thắng được nhiều người khác, nhưng cũng lại bị nhiều người khác lợi dụng cả sau khi ông chết đi, đó hoàn toàn là một sự thật.

Sự thành công của ông Hồ trước tiên phải nói đến chính là sự thành công của một con người CS. Bởi vì khách quan mà nói, những người hoạt động chính trị chống Pháp trước ông Hồ đã không ai được thành công như ông Hồ.

Sự thành công sự nghiệp chính trị của ông Hồ nói cho cùng lại cũng có phần hậu thuẫn, giúp đỡ của thế giới những người CS trước đây, mà cụ thể là LX và TQ, bởi vì nếu thiếu các yếu tố đó, chưa chắc ông đã đạt được các yêu cầu như vậy.

Sự thành công của ông Hồ cũng là đã chiến thắng mọi đối thủ cạnh tranh chính trị trong nước thuộc mọi loại ở thời ông. Kết quả rõ ràng nhất là ông đã lên cầm quyền được trong nước cả gần một phần tư thế kỷ, cho tới khi ông qua đời. Đó là sự thành công lớn nhất của ông, không thể nào phủ nhận được. Và ngoài những yếu tố khách quan như trên đã nói, ngoài tài năng hơn người khác như thế nào đó, mặt này hay mặt nọ, thì cũng không thể không nói đó chính là phận mệnh riêng của ông mà những người khác không thể có được.

Nhưng sự thất bại của ông Hồ là mục đích xây dựng một đất nước CS là điều đã không thực hiện được. Cái này không thể trách ông. Bởi vì ngay như LX và TQ đều phải thất bại huống gì là ông. Có nghĩa học thuyết mà ông theo đuổi không phải là chân lý khách quan, nên mọi sự cố gắng liên quan đều cuối cùng vẫn phải thất bại thế thôi.

Sự thành công về mặt đoàn kết của ông Hồ thực hiện được cũng chỉ là thực hiện được trong chính lực lượng của ông mà không phải thực hiện được cho cả nước nói chung trong mọi khuynh hướng, đó cũng là lẽ đương nhiên vì ông là con người CS, và đó cũng là sự thất bại nói chung của ông. Sự chia rẽ đó ngay sau khi ông đã chết đi từ rất lâu, vẫn cứ còn nghiệt ngã như thế, đó cũng phần nào là trách nhiệm mà đồng thời cũng là sự thất bại thật sự của ông.

Ngay như Di chúc của ông người ta cũng không hề nghiêm túc thực hiện. Điều đó chứng tỏ đã không có sự tôn kính thực sự đối với ông của những người đàn em của ông. Đây chính là sự thất bại của ông. Như vậy quả thật người ta đã lợi dụng ông cho các mục đích riêng tư nào đó, mà không hề coi ông là giá trị tối thượng cần phải nghiêm cẩn tuân thủ. Bởi nếu sự lợi dụng ông càng nhiều về nhiều mặt khác nhau, càng thực chất chỉ làm hại ông, vì dễ khiến cho ông bị hiểu sai hơn, càng không đúng với ý muốn thật sự của ông, có nghĩa là ông bị phản bội lại, nên đó cũng là sự thất bại thật sự của ông.

Thực chất, sự thần thánh hóa quá lậm ông Hồ có hai mặt. Mặt thứ nhất, nó làm sai lệch mọi sự thật khách quan về ông, đó là điều có hại cho mọi người, hai cho xã hội nói chung, hại cả chính ông, nếu ông là người nghiêm túc thì chẳng bao giờ lại muốn thế cả. Bởi những cái gì giả tạo thì thực chất đều không mang giá trị đến cho bất kỳ ai cả.

Cho nên mọi sự tuyên truyền quá đáng, giả tạo, nó hầu như thói quen của bất kỳ nước CS nào, nó chỉ thành công ban đầu, nhưng về lâu về dài khi người ta thấy rõ các sự thật thì đều chán ngán, nên chính bản thân khối các nước Liên xô trước đây phải sụp đổ và tan rã là chính như thế.

Như vậy sự thành công của ông Hồ là sự đuổi được thực dân Pháp ra khỏi đất nước. Nhưng thực chất mục đích của ông duy nhất không phải là vậy. Mục đích tối hậu của ông là thực hiện cho được chế độ CS. Điều này ông đã hoàn toàn thất bại. Đó là do lỗi của học thuyết Mác sai mà không phải lỗi chủ quan của ông.

Ông Hồ muốn thống nhất đất nước, nhưng thực tế ông không thành công, bởi khi ông chết rồi thì các diễn tiến về sau của những người thay thế ông mới làm được điều đó. Như vậy thì mọi sự thần thánh hóa ông về sau, thực chất cũng chỉ là những sách lược chính trị của những người đi sau ông. Tức ông bị lợi dụng để làm thành sức mạnh cho họ, sức mạnh mà họ cần trước đám đông ủng hộ ông trước kia, mà chưa chắc họ đã thật bụng như thế. Đó cũng là sự thất bại chua chát của ông. Vì mọi sự dựng hình do người khác tạo ra cho người nào đó đều không mang lại chính giá trị tôn kính nào cho người đó cả.

Bởi vậy cần phải kết luận, nếu ông Hồ là một vị thánh thật sự, ông đã hoàn toàn thất bại, bởi kết quả mọi ý thức lành mạnh của ông lại cuối cùng phản lại ông vì khiến cho những người đi sau ông hành vi đối với ông trái với các ý muốn thánh thiện của ông. Việc làm lăng ướp xác cho ông chẳng hạn, đó chỉ là bài bản của Liên Xô cũ được mang về, cóp lại, không phải truyền thống xưa này của dân tộc nói chung, nhất là vào thời đại của nền dân chủ tiên tiến đã xuất hiện lâu rồi trên thế giới.

Ngược lại, nếu thực chất ông không phải là vị thánh, sự thành công bản thân của ông là hoàn toàn có thật, vì ông đã được phong thánh và hưởng mọi hào quang chói sang nhất như ý ông muốn không biết đến bao giờ.

Nếu Các Mác từ đầu muốn “giải phóng” nhân loại, cuối cùng chỉ khiến toàn thể nhân loại ngộp thở, sợ hãi vô điều kiện do chủ trương độc tài có một không hai trong lịch sử của ông, thì các nhà lãnh tụ CS theo Mác xít cũng thế, cuối cùng cũng có một kết quả ngược, là không có ai dám phê phán cả, và đó chỉ còn là sự ngậm ngùi rộng lớn trong toàn dân, liệu điều này cũng có phải do chính bản thân họ gây ra không, hay chỉ do chính bóng ma của Các Mác ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét