Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Tại sao nước Việt mình nó thể?

Vũ Hạp Lân
                   

Chuyện Cuốc Hội vắng mặt đại biểu – ấy là tình trạng chung của nhiều cơ quan nhà nước. Như ở cơ quan cháu, mỗi khi họp các đơn vị thì ai nấy toàn chọn ngồi phía cuối để tán chuyện, hoặc mang báo ra đọc, và đến bây giờ thì chơi game, lướt web bằng di động. Buồn nhất là họp cán bộ công nhân viên chức hàng năm – vẫn các báo cáo cũ của năm trước, bổ sung thêm thắt, … thế là thành mới. Đại biểu đơn vị được chỉ định có ý kiến trước – và ai mà trót nói ý kiến ngoài “ý kiến chỉ đạo “ dễ bị dính đòn lắm!!!


Câu chuyện tại sao nước Việt mình nó thể?

Nhiều người đi tìm hoặc đổ lỗi cho hệ tư tưởng tiểu nông, nền văn minh lúa nước, rồi chiến tranh, rồi ảnh hưởng của chính sách xã hội,  giáo dục,…

Nhưng theo cháu, cái mà nhìn rõ nhất ở người Việt để có hậu quả như ngày hôm nay đó chính là sự lơ đễnh của người Việt. Rất nhiều lần, khi đi trên đường, ở nhà, ở cơ quan, trong nhà trường, trong bệnh viện… mọi lúc mọi nơi đều có thể nhìn thấy hiện tượng này.

Vì lơ đễnh, khi lái xe người ta còn nói chuyện điện thoại, chụp ảnh (kể cả khi không đội mũ bảo hiểm, không để ý an toàn cho con đang ngủ gật trên xe máy – như cô gái đã dậy sóng mạng khi Beckham tới VN) mà hiện tượng này nhiều lắm – và đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong các vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam.

Vì lơ đễnh, người ta thường bỏ quên nhiệm vụ của chính mình – như y tá làm rơi trẻ sơ sinh, rồi tiêm nhầm thuốc, mất an toàn thi công, xe bê tông đâm chết người….báo chí vẫn hàng ngày đưa không biết bao nhiêu tin như thế đấy giật gân, đầy phẫn nộ.

Sự lơ đễnh ấy còn thể hiện ở chỗ vô cảm, cẩu thả và xuê xoa thỏa hiệp – thế nào cũng được – miễn là không ảnh hưởng gì đến mình.

Chúng ta chấp nhận sự bất công, kêu ca phàn nàn trên bàn nhậu, ngoài vỉa hè – nhưng lại không dám thay đổi từ những việc rất nhỏ. Thay vì mong muốn sửa đổi – từ cái nhỏ nhất như đi đường đúng luật, đổ rác đúng nơi, …thì ta lại kêu ca và làm như những người khác – tức là nói và làm là hai đối tượng đối lập.

Cũng vì sự lơ đễnh ấy mà nhiều người rất thiếu trách nhiệm cá nhân. Đến nỗi cụm từ “thiếu trách nhiệm”, “thất thoát của nhà nước hàng tỷ đồng”, “gây hậu quả nghêm trọng” “rút kinh nghiệm lần sau cứ thế” là câu chuyện tiếu lâm của các bợm nhậu

Haiz,  độc tài, độc đảng thì làm thế nào bây giờ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét